Xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

Thứ hai - 13/01/2014 03:06
Xây dựng nông thôn mới (NTM) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Xây dựng NTM nhằm làm cho kinh tế nông thôn phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân tăng lên, hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, môi trường xanh, sạch, đẹp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Làm đất màu vụ đông xuân - Ảnh: THÀNH DŨNG
Làm đất màu vụ đông xuân - Ảnh: THÀNH DŨNG
Do vậy, chương trình này đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó vấn đề cơ bản và lâu dài là thực hiện tốt Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở. Đảng ta khẳng định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân”. Muốn vậy, cấp ủy, chính quyền cần phải nêu gương về dân chủ, tổ chức thực hiện, phát huy dân chủ xã hội, vận động, tuyên truyền sâu rộng để quần chúng cùng thực hiện, tạo ra xung lực mạnh mẽ ở nông thôn. 
Xác định QCDC ở cơ sở có vai trò và vị trí quan trọng, là nhiệm vụ trọng tâm, có tính quyết định đến việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/2/1998 về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở.

Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị từ đó đến nay, Tỉnh ủy Quảng Trị đã chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế của từng địa phương để tham mưu cho cấp ủy xây dựng kế hoạch thực hiện tốt QCDC ở cơ sở. Có thể nói, thực hiện tốt QCDC ở cơ sở là chìa khóa mở ra hướng đi mới góp phần thực hiện thành công chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.

Với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã phát huy vai trò làm chủ nhân dân trong quá trình xây dựng NTM, vì thế, tạo được sự đồng tình, hưởng ứng của nhân dân. Bởi vì, trong xây dựng NTM, người dân nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng bởi họ chính là người trực tiếp thực hiện, trực tiếp hưởng lợi.

Chính vì vậy, việc áp dụng, thực hiện tốt QCDC ở cơ sở là một trong những yêu cầu không thể thiếu trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng NTM, qua đó sẽ phát huy vai trò chủ động, tích cực của người dân, đồng thời góp phần hạn chế nguy cơ tham nhũng, lãng phí. Sự quan tâm của nhân dân đến nhiều vấn đề quan trọng của địa phương ngày càng cao, nhất là việc liên quan đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phương án bồi thường giải phóng mặt bằng cho các dự án, đề án xây dựng NTM.

Đặc biệt, trong quá trình thực hiện nhiều vấn đề quan trọng liên quan trực tiếp đến đời sống người dân được đưa ra cho nhân dân góp ý, đề xuất cho cấp có thẩm quyền xem xét. Trước khi thực hiện một công trình, dự án nào đó có liên quan đến người dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã tổ chức họp dân, bàn bạc công khai, nhờ vậy mà các chủ trương, kế hoạch đưa ra đều tạo được sự đồng thuận và thống nhất cao của người dân.

Từ đó xuất hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo cần được nhân rộng như: mô hình huy động nguồn lực xây dựng NTM của huyện Hải Lăng; mô hình chăm lo xây dựng hạ tầng NTM của Hội Nông dân xã Triệu Đông (Triệu Phong); “Tuần lễ chỉnh trang nông thôn”; triển khai phong trào “Khu dân cư văn hóa, gia đình văn hóa”; phong trào “Xóa nhà tạm bợ, dột nát”; phong trào “Tuổi trẻ Quảng Trị chung tay xây dựng NTM” với phương châm “Mỗi đoàn viên một việc tốt, mỗi cơ sở đoàn một hoạt động thiết thực tham gia xây dựng NTM”... đã tạo được sự lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, thể hiện quyết tâm cao trong xây dựng NTM.

Đặc biệt, QCDC ở cơ sở đã tạo ra những tác động to lớn trong việc huy động nguồn lực từ nhân dân tham gia vào công cuộc xây dựng NTM. Nếu như trước đây, việc vận động nhân dân tham gia đóng góp cùng nhà nước nâng cấp một số tuyến đường giao thông nông thôn mang tính chất đơn lẻ, tùy theo nhu cầu cấp bách của từng khu dân cư, thì nay với việc thông tin đầy đủ các chủ trương, kế hoạch xây dựng NTM, cùng với phong trào thi đua “Dân vận khéo”, hầu hết các tuyến đường, con hẻm đều được nhân dân chủ động tổ chức bàn bạc, vận động các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp và trực tiếp đóng góp để cùng nhà nước nâng cấp, mở rộng, góp phần hoàn chỉnh hệ thống giao thông trên địa bàn từng xã.

Bên cạnh đó, người dân còn tích cực bàn bạc tìm hướng đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh có hiệu quả như hợp tác sản xuất, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Có thể nói, thực hiện QCDC ở cơ sở đã trở thành một lực đẩy, một nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh.

Nhờ thực hiện tốt QCDC ở cơ sở kết hợp với phong trào thi đua “Dân vận khéo” nên hiện trạng NTM của tất cả các xã trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến rõ nét, bình quân các xã tăng từ1-3 tiêu chí, nhiều xã đã đạt được các tiêu chí về thu nhập, giao thông nông thôn, môi trường, y tế, lao động nông thôn có việc làm thường xuyên...

Từthực tế đó có thể khẳng định, việc đẩy mạnh thực hiện QCDC ở cơ sở đã mang lại luồng sinh khí mới cho đời sống xã hội ở cơ sở, tạo động lực làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt nông thôn trên nhiều phương diện. Nói cách khác, QCDC ở cơ sở đã phát huy tốt vai trò làm chủ của nhân dân trong quá trình thực hiện mục tiêu đề ra. Vì vậy, việc xây dựng chính quyền địa phương thực sự vững mạnh, nhất là phát huy vai trò làm chủ của nhân dân sẽ góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng NTM trên địa bàn toàn tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc thực hiện QCDC ở cơ sở vẫn còn nhiều tồn tại. Đó là công tác tuyên truyền về QCDC và thực hiện QCDC trong thôn làng, bản ấp, khu phố, đặc biệt là thông qua các phương tiện thông tin đại chúng còn nhiều bất cập và hạn chế. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đúng nội dung cơ bản của QCDC nên tinh thần thái độ phục vụ nhân dân chưa cao; tình trạng mất dân chủ, dân chủ hình thức và lợi dụng dân chủ vẫn còn xảy ra ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương.

Để thực hiện tốt QCDC ở cơ sở, nhất là QCDC ở xã, phường, thị trấn trong thời gian tới, đặc biệt là quá trình phát huy dân chủ, vận động nhân dân tham gia xây dựng NTM, trước hết cần xác định vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, trách nhiệm của chính quyền cơ sở, sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể nhân dân tham gia tổ chức, giám sát việc thực hiện các quy định của QCDC ở cơ sở là hết sức quan trọng. Các nội dung quy định của QCDC cần được thực hiện đồng thời với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong đó có đề án, kế hoạch xây dựng NTM.

Đồng thời, cần phát huy vai trò tích cực, chủ động của nhân dân trong quá trình thực hiện, vì đây là vấn đề gắn với việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn và phải được người dân đồng lòng tham gia thực hiện. Do vậy, cần chú trọng nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động đểmọi người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình xây dựng NTM. Đồng thời với việc tuyên truyền, giáo dục là việc nâng cao dân trí, nâng cao hiểu biết về pháp luật cho nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân nắm được quyền và nghĩa vụ của mình, thực hiện quyền làm chủ, tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Thông qua đó từng bước nâng cao nhận thức về dân chủ, năng lực thực hành dân chủ của cán bộ, công chức và nhân dân.

Bên cạnh đó, phải không ngừng nâng cao chất lượng, năng lực của đội ngũ cán bộ ở cơ sở, nhất là tăng cường nhận thức và trách nhiệm trong thực hiện QCDC; kỹ năng tổ chức, điều hành công việc tại cơ sở theo quy trình dân chủ. Kết hợp hiệu quả giữa thực hiện QCDC ở cơ sở với công tác cải cách, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời các vi phạm nguyên tắc QCDC.

Trong quá trình xây dựng NTM, điều quan trọng không kém là cần xây dựng tác phong làm việc, phong cách dân vận của đội ngũ cán bộ, đảng viên gắn với việc thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” theo phương châm “gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân”.

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập81
  • Hôm nay10,354
  • Tháng hiện tại77,456
  • Tổng lượt truy cập8,170,992
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây