Vĩnh Giang- Xã bãi ngang đầu tiên của tỉnh tự nỗ lực phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới

Thứ tư - 16/05/2018 22:37
Đến nay, UBND tỉnh Quảng Trị đã có quyết định công nhận 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017, nâng tổng số xã đạt chuẩn của tỉnh lên 41 xã, trong đó xã Vĩnh Giang (huyện Vĩnh Linh) là xã bãi ngang đầu tiên của tỉnh tự nỗ lực phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới (giai đoạn 2014-2016 tỉnh có 02 xã bãi ngang đạt chuẩn nông thôn mới, có sự hỗ trợ một phần ngân sách của tỉnh là xã Vĩnh Thạch và Triệu Phước).
Cổng chào xã Vĩnh Giang
Cổng chào xã Vĩnh Giang
           Là xã một xã bãi ngang của huyện Vĩnh Linh với điểm xuất phát khá thấp nhưng với truyền thống cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ xã và sự nổ lực vươn lên của cán bộ, nhân dân trong phong trào xây dựng nông thôn mới với những cách làm quyết liệt, mạnh dạn, đặc biệt là huy động nội lực rất lớn, phát huy vai trò chủ thể từ chính người dân nông thôn, từ đó tạo sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân, khuyến khích, động viên người dân tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới.
           Trong những năm qua xã Vĩnh Giang đã huy động một nguồn lực rất lớn để xây dựng nông thôn mới với kinh phí lên đến 49,1 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 20,6 tỷ đồng (chiếm 41,9%) với 3.825 ngày công lao động, hiến đất 21.010 m2 của người dân để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhờ vậy đã hoàn thiện các mục tiêu về xây dựng nông thôn mới.
           Đối với các tiêu chí về hạ tầng kinh tế xã hội: Cơ sở hạ tầng thiết yếu cơ bản đã được hoàn thiện theo tiêu chí nông thôn mới, đối với giao thôn nông thôn đã bê tông hóa các đường trục thôn với 28.017m (đạt tỷ lệ 95%), bê tông hóa đường ngõ xóm 14,290km/29,074m, cứng hóa 14,784km. Về thủy lợi có 440 ha /507,13 ha đất sản xuất nông nghiệp được tưới, tiêu nước chủ động đạt tỉ lệ 86,7%. Đối với cơ sở vật chất văn hóa đã đầu tư trên 15 tỷ đồng để xây mới và nâng cấp các công trình, xã có nhà văn hóa xã diện tích đất 4800 m2, diện tích xây dựng 613 m2 và đầy đủ trang thiết bị; thiết chế văn hóa, có sân vận động khu thể thao diện tích đất 7573 m2 ; 7/7 thôn đã có nhà văn hóa thôn và đều có khu thể thao như: sân bóng đá mi ni, sân bóng chuyền phục vụ tốt cho nhu cầu sinh hoạt thể dục, thể thao của người dân. Đối với tiêu chí trường học đã đầu tư 7,47 tỷ đồng để hoàn thiện  02/02  trường có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia (Trường mầm non, Trường tiểu học). Riêng các tiêu chí về điện, thông tin truyền thông, hạ tầng thương mại nông thôn xã đã đạt chuẩn theo quy định.
           Đối với các tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất: về thu nhập, thu nhập bình quân đầu người của xã năm 2017 là 28 triệu đồng/người và mục tiêu đến năm 2020 là 40 triệu đồng/người/năm. Về hộ nghèo đạt 4,75% (đã trừ hộ nghèo thuộc diện bảo trợ xã hội), về tổ chức sản xuất xã hiện có 4/4 hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã năm 2012 có tổ chức các dịch vụ cơ bản, thiết yếu như: dịch vụ nước, dịch vụ bảo vệ thực vật, bảo vệ sản xuất, chỉ đạo mùa vụ, dự báo sâu bệnh, vật tư phân bón, giống cây con, …để phục vụ cho người dân trên địa bàn; đặc biệt xã có một số mô hình liên kết theo hình thức hợp đồng giữa doanh nghiệp tiêu thụ nông sản cho người dân như mô hình trồng nghệ, ớt đã giúp cho người dân ổn định sản xuất theo hướng hàng hóa, gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ.
Đối với các tiêu chí về văn hóa –xã hội và môi trường: Phát triển giáo dục được xã quan tâm và thực hiện, đến nay đã đạt chuẩn theo quy định, đặc biệt tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo chiếm tỷ lệ 58,51%. Y tế xã đạt chuẩn quốc gia giai vào năm 2016, 100% người dân tham gia bảo hiểm y tế, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) là 9,66 %. Về văn hóa có 7/7 thôn đạt chuẩn văn hóa theo quy định, các hoạt động về đời sống văn hoá ở các làng văn hoá, các khu dân cư; “ Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, kết hợp với XDNTM” được duy trì và phát triển., phong trào toàn dân rèn luyện sức khỏe được nhân dân tích cực hưởng ứng như bóng đá, bóng chuyền, TD dưởng sinh, chạy và đi bộ TD buổi sáng buổi tối... Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao vào các dịp Lễ tết, đáp ứng được nhu cầu hoạt động, thưởng thức giao lưu văn hoá, thể thao của nhân dân trong thôn và toàn xã.
             Môi trường và an toàn thực phẩm ngày càng được chú trọng, tỷ lệ nước sạch hợp vệ sinh đạt 99,5%, 40/40 cơ sở sản xuất kinh doanh đều đạt chuẩn môi trường, đường làng, ngõ xóm, cảnh quan thôn xóm và từng hộ thường xuyên được nhân dân đóng góp hàng ngàn ngày công dọn dẹp vệ sinh, cải tạo vườn tạp, chỉnh trang nông thôn, thực hiện phong trào 3 sạch của HLHPN phát động; chất thải nước thải trong chăn nuôi, trong sản xuất, trong sinh hoạt đươc xử lý bằng Đệm lót sinh học, hầm Biogas và các gia trại được đưa ra xa khu dân cư; Rác thải các hộ thu gom tập kết tại các điểm tập trung theo ngày quy định.
            Đối với các tiêu chí về hệ thống chính trị:  Xã có 19/19 cán bộ, công chức đạt chuẩn; Đảng bộ xã đạt tiêu chuẩn “ Trong sạch, vững mạnh ”, Chính quyền được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ, thường xuyên chú trọng nội dung đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội. An ninh trật tự và quốc phòng thường xuyên giữ vững.  toàn xã có 5 mô hình tự quản được duy trì và hoạt động có hiệu quả, được quần chúng nhân dân đồng tình hưởng ứng, 07/7 thôn và 02/02 trường học có cam kết hàng năm đảm bảo đơn vị “An toàn về ANTT”.

Mô hình trồng cây hành ở xã Vĩnh Giang
 
        Là một xã bãi ngang tự nỗ lực đạt chuẩn nông thôn mới, một thành tích đáng tự hào, một nỗ lực vượt bậc, khó có thể đong đếm của đảng bộ và người dân xã Vĩnh Giang, đây cũng là niềm khích lệ, gương điển hình để các địa phương còn khó khăn  khác trên địa bàn tỉnh quyết tâm trong xây dựng nông thôn mới. Tuy vậy, xã đảng bộ và nhân dân xã Vĩnh Giang xác định đạt chuẩn không có nghĩa là dừng lại bởi bên cạnh những tiêu chí đạt điểm tuyệt đối cũng còn một số tiêu chí chỉ đủ điểm để công nhận đạt chuẩn. Với quan điểm đó xã nhà cần tiếp tục phát huy sức mạnh chủ thể của người dân, kêu gọi các nguồn đầu tư, thực hiện lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; từng bước duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí xã đạt và hướng đến xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
        Theo chính sách của UBND tỉnh tại Quyết định số 47/2016/QĐ-UBND ngày 08/12/2016 tỉnh về ban hành Quy chế công tác thi đua, khen thưởng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2016-2020, trong đó UBND tỉnh sẽ khen thưởng cho các xã tự nỗ lực phấn đấu đạt chuẩn là 01 công trình trị giá 700 triệu đồng.

Tác giả bài viết: Trần Trọng Tuấn - Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập84
  • Hôm nay21,770
  • Tháng hiện tại105,561
  • Tổng lượt truy cập8,305,858
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây