Quảng Trị được mùa chưa từng có

Thứ tư - 12/11/2014 02:20
Hè thu 2014 là vụ sản xuất lúa được mùa nhất từ trước đến nay và cũng là 5 năm liên tiếp Quảng Trị được mùa dù sản xuất trong điều kiện thời tiết bất thuận.
Nông dân huyện Cam Lộ thu hoạch lúa HT 2014
Nông dân huyện Cam Lộ thu hoạch lúa HT 2014

       Năng suất cao nhất

      Ông Nguyễn Văn Khuyến ở thôn Tiên An, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh cho biết vụ HT 2014 ông gieo 5 sào lúa giống Bồ Đề X2. Gặp phải thời tiết đại hạn chưa từng có nhưng lúa vẫn đạt năng suất 6 tấn/ha.

      Nhiều người ở Vĩnh Sơn mua lại giống lúa này của ông Khuyến để gieo cấy vụ ĐX đến. Ông Khuyến cho biết giống Bồ Đề X2 hơn hẳn các giống khác được gieo cấy ở Vĩnh Sơn vì chịu hạn rất tốt.

      Tại HTXNN Kim Long, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng, nơi làm nhiều lúa Bồ Đề X2, anh Nguyễn Hữu Phước, Chủ nhiệm HTX chia sẻ giống này cho năng suất ổn định, kháng rầy tốt, chi phí canh tác giảm khá nhiều, giá thành đầu ra đạt cao hơn nhiều lần so với các giống lúa truyền thống.

     Hiện giá gạo Bồ Đề X2 trên thị trường là trên 35.000 đồng/kg, gạo Thảo Dược từ 45.000 đồng/kg trở lên, nên nếu có đầu ra ổn định thì chắc chắn trồng các giống lúa trên sẽ mở hướng đi mới cho nông dân. 

     Ông Hồ Như Thanh, Chủ tịch UBND xã Hải Quế cho biết, vụ HT này toàn xã gieo cấy 407 ha lúa, năng suất bình quân đạt 74 tạ/ha, trong đó lúa ngắn ngày chất lượng cao chiếm 200 ha với các giống Ma Lâm 48, Bồ Đề X1, Bồ Đề X2, Thảo Dược.

     Với kinh nghiệm thâm canh lúa lâu đời cộng với áp dụng hiệu quả tiến bộ KHKT vào SX nên năng suất, sản lượng lương thực hằng năm luôn đảm bảo và tăng cao.

     Theo Sở NN-PTNT Quảng Trị, toàn tỉnh đã thu hoạch hoàn thành lúa HT với tổng diện tích gần 22.300 ha, trong đó diện tích lúa ngắn ngày chất lượng cao đến gần 14.000 ha. Năng suất đạt 50,6 tạ/ha, cao hơn HT 2013 là 8,1 tạ/ha. Tổng sản lượng ước đạt hơn 112.000 tấn, hơn HT 2013 gần 18.000 tấn.

Ông Nguyễn Văn Bài khẳng định, đẩy mạnh cơ giới hóa đã giảm bớt sức lao động, rút ngắn thời gian làm đất, gieo cấy, thu hoạch, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hiệu quả kinh tế, giảm tổn thất sau thu hoạch. 
Đặc biệt là đảm bảo được khâu thời vụ để tăng năng suất, giảm thiểu tổn thất do thiên tai gây ra, chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN-NT theo hướng CNH-HĐH.
Việc này có ý nghĩa rất lớn với một địa phương luôn chịu ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu như Quảng Trị. Đó là những nguyên nhân quan trọng giúp Quảng Trị năm nào cũng có kết quả tốt về SXNN, là bệ phóng vững chắc của nền kinh tế.

     Toàn bộ diện tích lúa HT đã thu hoạch xong, tránh được lũ. Đây là vụ SX được mùa nhất từ trước đến nay và cũng là 5 năm liên tiếp Quảng Trị được mùa lúa dù SX trong điều kiện thời tiết bất thuận.

       3 yếu tố quan trọng

       Phân tích nguyên nhân SXNN liên tiếp có kết quả tốt, ông Nguyễn Văn Bài, GĐ Sở NN-PTNT cho biết, SX vụ HT 2014 đã diễn ra trong một điều kiện thời tiết vô cùng bất thuận, sâu bệnh, chuột bọ phá hoại, nắng hạn kéo dài và khốc liệt nhất trong mấy chục năm nay. Đến hết tháng 7/2014, lượng nước tưới chỉ đạt 15% của năm, rất thấp.

      Trước tình hình ấy, Sở NN-PTNT đã luôn phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp, chủ động theo dõi nắm bắt tình hình để có được phương án SX thích hợp nhất, ứng phó kịp thời với điều kiện thời tiết của mùa vụ.

        Cụ thể, ngay từ đầu vụ HT, Sở đã có kế hoạch bố trí thời vụ khoa học, công tác diệt chuột, phòng trừ sâu bệnh luôn được ưu tiên hàng đầu. Cùng với sự quyết liệt trong chỉ đạo của Sở để phối hợp với các địa phương, đơn vị trong việc bố trí cơ cấu giống lúa, thời gian xuống đồng, phương án chống hạn, tưới nước luân phiên để đảm bảo các vùng SX lúa đều có nước tưới.

        Ngoài yếu tố trên thì việc các huyện, thị đã tập trung cơ cấu các giống lúa ngắn ngày, chất lượng cao như HT1, HC95, Bồ Đề X1, X2... Vụ này Quảng Trị có hơn 1/2 tổng diện tích lúa chất lượng cao vừa mang lại năng suất cao và giá bán cũng cao, thu nhập của nông dân cũng được tăng thêm. Lúa SX ra đã trở thành hàng hóa trên thị trường.

         Yếu tố thứ ba là quá trình đẩy mạnh cơ giói hóa vào SXNN. Số liệu điều tra mới nhất thì Quảng Trị có 584 máy gặt các loại, 3.494 máy làm đất, 1.586 máy sạ hàng, 1.505 máy tuốt lúa, 1.865 máy bơm các loại, 77 máy bóc vỏ lạc, bóc ngô, 13 máy tuốt tiêu... Mức độ cơ giới hóa các khâu đối với cây lúa thì khâu làm đất đạt 100%, khâu gieo cấy gần 60% và thu hoạch 80%.

 

Tác giả bài viết: Lâm Quang Huy

Nguồn tin: Báo Nông nghiệp Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập66
  • Hôm nay9,700
  • Tháng hiện tại73,325
  • Tổng lượt truy cập8,166,861
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây