Phát triển kinh tế rừng phải gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Thứ năm - 05/11/2015 20:26
Tại hội thảo “Phát triển bền vững kinh tế rừng gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp và XDNTM” ngày 3-11 tại TP.HCM, nhiều ý kiến cho rằng, tái cơ cấu để phát triển ngành lâm nghiệp để phát triển bền vững phải gắn với XDNTM.
Theo đề án cơ cấu lại ngành lâm nghiệp của Bộ NN& PTNT đến 2020, nước ta sẽ có từ 16,2 đến 16,5 triệu hecta rừng.
Theo đề án cơ cấu lại ngành lâm nghiệp của Bộ NN& PTNT đến 2020, nước ta sẽ có từ 16,2 đến 16,5 triệu hecta rừng.

Phát biểu tại hội thảo, ông Hồ Xuân Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN& PTNT, Chủ tịch Tổng hội NN& PTNT, cho rằng, Việt Nam hiện đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới với các hiệp định thương mại (TPP, FTA…), việc xuất khẩu các mặt hàng gỗ và nguyên liệu đòi hỏi đáp ứng quy định của các chứng chỉ, công ước quốc tế, các tiêu chuẩn chất lượng, kích cỡ, tuổi gỗ cũng như nguồn gốc mà với tình trạng khai thác rừng thiếu quy hoạch như hiện nay thì không chỉ xuất khẩu gỗ dăm sẽ gặp nhiều khó khăn mà còn tác động mạnh mẽ đến ngành chế biến gỗ. Do đó, cần tái cơ cấu để phát triển ngành lâm nghiệp nhằm phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.

Hiện nay, tổng diện tích rừng của nước ta hơn 13 triệu hecta. Trong đó, rừng tự nhiên còn hơn 10 triệu hecta. Theo đề án cơ cấu lại ngành lâm nghiệp của Bộ NN& PTNT đến 2020, nước ta sẽ có từ 16,2 đến 16,5 triệu hecta rừng. Trong đó, rừng sản xuất chiếmhơn 8 triệu hecta, rừng phòng hộ gần 6 triệu hecta và rừng đặc dụng chiếm khoảng 2,3 triệu hecta.

Trong 10 năm qua (2004 – 2014), hiệu quả kinh tế từ ngành trồng rừng, khai thác, chế biến gỗ và các loại lâm sản của nước ta rất thấp. Tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước của các nông, lâm trường chỉ được 1.809 tỷ đồng. Với 642 nông, lâm trường được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chiếm 90% tổng diện tích đất đang sử dụng.

Tuy nhiên, trên thực tế các nông, lâm trường này không phát huy được hiệu quả trong phát triển kinh tế rừng. Trong khi đó, ngành gỗ được xác định là một trong những ngành chủ lực của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu ngành chế biến gỗ dự kiến sẽ đạt 7 tỷ USD vào cuối năm 2015 và 10 tỷ USD vào năm 2020.

Ông Phạm Bá Ngãi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Nông nghiệp thuộc Bộ NN& PTNT, cho biết: “Hiện nay, người dân sản xuất rừng của nước ta còn nghèo. Kinh tế hộ trong lâm nghiệp đang bộc lộ nhiều hạn chế, manh mún và chia lẻ, trong khi liên kết sản xuất thì rất kém. Các công ty lâm nghiệp chưa giữ được vai trò làm nòng cốt. Cơ chế chính sách của chúng ta về phát triển kinh tế rừng còn thiếu đồng bộ. Bên cạnh đó, việc quy hoạch rừng của nhiều địa phương thì luôn bị phá vỡ. Chuyển đổi mục đích sử dụng rừng cho những mục đích khác đang chịu sức ép rất mạnh. Đây là những hạn chế rất nổi bật”.

Đa số các đại biểu cho rằng, để phát triển bền vững kinh tế rừng gắn với xây dựng nông thôn mới, yêu cầu bức thiết được đặt ra hiện nay là chúng ta phải tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Việc tái cơ cấu cần đáp ứng được yêu cầu nâng cao giá trị, gia tăng sản phẩm và dịch vụ môi trường rừng; từng bước đáp ứng nhu cầu gỗ, lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo cho người dân ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhà nước cần có chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi để nông dân, hộ gia đình liên kết với doanh nghiệp nhằm tổ chức sản xuất lâm nghiệp quy mô lớn. Đối với các công ty lâm nghiệp được hình thành từ lâm trường quốc doanh, cần nhanh chóng chuyển đổi sang các hình thức khác như cổ phần hóa, chuyển đổi sang Ban quản lý rừng hoặc giải thể các đơn vị hoạt động không hiệu quả.

Qua hội thảo này, các ý kiến của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các chuyên gia được đề xuất với Chính phủ nằm đưa ra những giải pháp khả thi, nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của ngành lâm nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

Nguồn tin: www.kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập101
  • Hôm nay7,104
  • Tháng hiện tại144,165
  • Tổng lượt truy cập8,344,462
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây