Khó khăn trong việc bê tông hóa giao thông nông thôn.

Thứ hai - 17/03/2014 10:21
Ngay sau khi tỉnh nhà tái lập, trước thực trạng hệ thống hạ tầng giao thông rất thấp kém, đặc biệt ở vùng nông thôn, năm 2012 Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị đã thông qua Đề án “ Kiên cố hóa giao thông nông thôn theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm giai đoạn 2002-2015” Đề án này được các địa phương đồng tình, ủng hộ cao và đặc biệt người dân tích cực hưởng ứng tham gia.
bê tông hoa đường giao thông ở xã Vĩnh Chấp
bê tông hoa đường giao thông ở xã Vĩnh Chấp
           Trên cơ sở thiết kế mẫu của Sở giao thông, các địa phương đã tích cực vận động nhân dân hiến đất, hiến cây, giải phóng mặt bằng, đóng góp tiền của và công sức, từng bước bê tông hóa các tuyến đường và cho đến nay toàn tỉnh đã kiên cố cố hóa được hơn 1300 km, đạt hơn 50% kế hoạch đề ra với tổng kinh phí gần 300 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước gần 200 tỷ còn lại là của người dân. Trong đó đối với vùng nông thôn nhà nước  hỗ trợ 60%, nhân dân đóng góp 40%, đối với thị trấn tỷ lệ này là 50 - 50, đối với vùng biển  bãi ngang 70 - 30. Nhờ vậy hệ thống giao thông nông thôn ở Quảng Trị đã được cải thiện rõ rệt, từ chỗ chủ yếu là đường cấp phối, đường đất tự nhiên, nhiều xã giao thông chỉ đi lại được vào mùa khô và chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, đến nay 100% địa phương có đường ô tô về trung tâm xã, tỷ lệ kiên cố hóa giao thông nông thôn tăng gấp 20 lần so với khi chưa thực hiện đề án. Không chỉ bộ mặt nông thôn đã có thêm nhiều thay đổi mà quan trọng hơn là đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong đi lại, giao lưu buôn bán và phát triển kinh tế. Điều đáng nói hơn là trong quá trình thực hiện, người dân đã phát huy vai trò làm chủ, tham gia bàn bạc, giám sát nên công trình luôn đảm bảo chất lượng và sau khi đưa vào sử dụng các địa phương đều có các phương án duy tu, bảo dưỡng, phát huy hiệu quả sử dụng lâu dài. Tuy nhiên hiện nay tỉnh Quảng Trị đang gặp không ít khó khăn khi thực hiện Đề án này vì theo kế hoạch đến năm 2015 sẽ hoàn thành việc kiên cố hóa giao thông nông thôn, như vậy ngân sách phải bố trí ít nhất bình quân mỗi năm khoảng 32 tỷ đồng, trong lúc từ trước tới nay mỗi năm mới bố trí khoảng 15 tỷ đồng, chưa tính đến yếu tố trượt giá. Trong lúc nhu cầu của người dân rất lớn, nhiều nơi đã vận động nhân dân đóng góp tiền nhưng không có vốn từ tỉnh đưa về hoặc đưa về rất ít không thể tiến hành thi công các tuyến đường được. Ông Lê Thanh Tâm, Phó chủ tịch UBND xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh cho chúng tôi biết: Khi tỉnh có chủ trương này, toàn dân rất phấn khởi và mỗi gia đình đã tự nguyện đóng góp mỗi năm 1 nhân khẩu 100 ngàn đồng nhưng nguồn vốn trên hỗ trợ rất ít nên đến nay xã chưa thể hoàn thành việc bê thông hóa giao thông nông thôn.  
           Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Anh, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Trị cho hay: Trước thực trạng đó, để tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa giao thông nông thôn, Sở đã tham mưu cho tỉnh điều chỉnh Đề án đến năm 2020. Trong đó về kinh phí theo tính toán nhu cầu nguồn vốn hỗ trợ 1 năm trên 80 tỷ đồng để kiên cố hóa khoảng 150 km. Theo đó ngoài nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách, tỉnh sẽ tìm kiếm các nguồn vốn từ ODA, NGO và sử dụng có hiệu quả phần vốn đóng góp của nhân dân. Thứ hai lồng ghép các chương trình mục tiêu, các Dự án để thực hiện theo thứ tự ưu tiên, tiếp tục thực hiện tốt chủ trương cung  ứng hỗ trợ xi măng theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Đặc biệt khi tiến hành bê tông hóa giao thông nông thôn phải gắn liền với chương trình xây dựng nông thôn mới.
           Có thể nói Đề án “ Kiên cố hóa giao thông nông thôn theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm” của tỉnh Quảng Trị rất hợp lòng dân, đã tạo ra sự đột phá trong việc xây dựng hạ tầng gia thông nông thôn, miền núi. Đây cũng là 1 trong những tiêu chí quan trọng trong chương trình xây dựng nông thôn mới, nếu tỉnh Quảng Trị sớm khắc phục khó khăn về nguồn vốn thì sẽ rút ngắn được thời gian thực hiện Đề án.
 

Tác giả bài viết: Bá Thuần- Đài PTTH Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập43
  • Hôm nay8,502
  • Tháng hiện tại61,918
  • Tổng lượt truy cập8,262,215
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây