Dự án đầu tư 408 triệu USD xây cầu, sửa đường nông thôn

Thứ tư - 29/06/2016 10:30
Dự án “Xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương” (Dự án LRAMP), vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo đó sẽ giúp cải tạo 676km đường giao thông và 48.578km đường nông thôn tại 14 tỉnh; xây dựng 2.174 cầu tại 50 tỉnh, thành phố.
Cầu treo xã Lý Bôn - Đức Hạnh (huyện Bảo Lâm, Cao Bằng) được xây dựng từ năm 2002 hiện đã xuống cấp. Ảnh: I.T.
Cầu treo xã Lý Bôn - Đức Hạnh (huyện Bảo Lâm, Cao Bằng) được xây dựng từ năm 2002 hiện đã xuống cấp. Ảnh: I.T.

Sẽ xây mới, xây lại hơn 2.000 cây cầu

Dự án “Xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương” nhằm thực hiện Chương trình xây dựng cầu dân sinh đảm bảo an toàn giao thông vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2014-2020, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho vùng nông thôn, miền núi và vùng dân tộc. Dự án có trị giá 385 triệu USD, thực hiện theo phương thức giải ngân dựa trên kết quả, sẽ hỗ trợ cải tạo đường giao thông nông thôn, giúp giảm chi phí đi lại tại các tỉnh trong dự án, đem lại lợi ích cho trên 2,5 triệu người.

Trong đó, 135 triệu USD sẽ giúp cải tạo 676km đường giao thông và duy tu 48.578km đường nông thôn khác tại 14 tỉnh. 245,5 triệu USD được sử dụng cho việc xây mới và xây lại 2.174 cầu dân sinh tại 50 tỉnh, thành phố. Ngoài ra, hợp phần cũng cung cấp 4,5 triệu USD hỗ trợ kỹ thuật cho công tác triển khai thực hiện dự án.

Dự án được thực hiện từ năm 2016 - 2021 với tổng mức đầu tư 408,93 triệu USD, trong đó vốn vay Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) thuộc nhóm WB 385 triệu USD, vốn đối ứng phía Việt Nam tương đương 23,93 triệu USD.

Tránh nơi thừa, nơi thiếu

Chủ trương xây dựng cầu treo dân sinh thời gian qua đã đáp ứng phần nào nhu cầu đi lại của người dân tại vùng sâu, xa, vùng dân tộc thiểu số. Đây là chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, tuy nhiên, làm thế nào để tránh tình trạng nơi thừa, nơi thiếu, đảm bảo tính minh bạch trong đầu tư… luôn là vấn đề được các cấp, ngành và địa phương đặc biệt quan tâm.

  2.174 cây cầu sẽ được xây dựng tại các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Hải Dương, Phú Yên, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bình Phước, Trà Vinh, Đồng Nai, Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Tây Ninh, Cần Thơ, Đồng Tháp và Bến Tre.

 

 

Theo đó, để được đầu tư, xây dựng cầu dân sinh phải đảm bảo ít nhất 3 tiêu chí, đó là: Số người lưu thông qua tuyến đường phải đạt 50%. Bị chia cắt trong mùa mưa lũ từ 15 ngày trở lên. Đạt được 50% số người đi qua nhưng trên tuyến đường đó chưa có cầu, chưa có đường kết nối…

Được biết vừa qua, Tổng cục  Đường  bộ đã tổ chức 16 đoàn đi rà soát trên  50 tỉnh, thành phố trên cả nước, cho thấy: Một số địa phương lập báo cáo chưa sát thực tế, chưa phù hợp với tiêu chí của Bộ GTVT. Một vài nơi chỉ báo cáo lập dự án đầu tư mà chưa khảo sát kỹ tính cấp bách của người dân, có nơi muốn xây cầu dân sinh chỉ vì phát triển quỹ đất. Theo đó, các vị trí chưa phù hợp sẽ không được xây dựng cầu nhằm đảm bảo tất cả các công trình đều phù hợp với tiêu chí có ý nghĩa sát thực với cuộc sống dân sinh, xã hội.

Tổng cục Đường bộ cũng nêu ví dụ: Lạng  Sơn đề xuất xây 63 chiếc cầu dân sinh trong giai đoạn 2. Tuy nhiên chỉ qua một buổi kiểm tra, rà soát, cho thấy 2 vị trí xây cầu treo chưa phù hợp, chưa đạt tiêu chí của Bộ GTVT đề ra, đặc biệt chưa thể hiện được tính cấp bách cuộc sống.

Theo Tổng cục Đường bộ, nhu cầu xây cầu dân sinh của người dân tại 50 tỉnh thành lên tới 10.000 cầu nhưng trong giai đoạn 2 của dự án có 2.500 cây cầu được xây dựng, nên việc đầu tư cũng như quy trình xác định vị trí xây dựng cầu dân sinh phải rất chặt chẽ, đảm bảo tính minh bạch. Tổng cục sẽ tiến hành rà soát tất cả các vị trí được đề xuất xây cầu để việc triển khai xây dựng nhanh chóng hơn, thay vì thực hiện trong 5 năm, Tổng cục sẽ thực hiện trong 3 năm. Dự kiến chương trình bắt đầu thực hiện năm 2017 và kết thúc năm 2019.

 

Nguồn tin: nongthonmoi.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập65
  • Hôm nay14,099
  • Tháng hiện tại78,092
  • Tổng lượt truy cập8,278,389
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây