Đồng hành cùng phụ nữ phát triển kinh tế

Thứ ba - 05/03/2019 03:06
Hoạt động hỗ trợ hội viên, phụ nữ thoát nghèo luôn được các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Cam Lộ chú trọng triển khai, thực hiện với cách làm mới, làm hay, mang lại hiệu quả thiết thực, giúp hội viên phụ nữ từng bước ổn định đời sống, vươn lên thoát nghèo bền vững, làm giàu chính đáng
Mô hình trồng tiêu của hội viện Phụ nữ huyện Cam Lộ
Mô hình trồng tiêu của hội viện Phụ nữ huyện Cam Lộ
      Cam Lộ là huyện vùng bán sơn địa, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Trị, có độ dốc nghiêng dần từ Tây sang Đông, với 9 xã, thị trấn, tạo nên những khu dân cư đặc trưng như vùng đồi, vùng trung du, vùng đồng bằng...Trước đây, đời sống gia đình hội viên, phụ nữ còn nhiều khó khăn, nhiều hộ nghèo. Trước tình hình đó, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Cam Lộ đã nỗ lực, đồng hành cùng phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
      Cùng với huyện nhà thực hiện các tiêu chí “Không đói nghèo” trong xây dựng nông thôn mới, cán bộ hội viên phụ nữ trong toàn huyện đã  đoàn kết, chung sức, chung lòng, cùng nhau thực hiện các hoạt động hỗ trợ hội viên, phụ nữ thoát nghèo bền vững. Xác định đây là việc làm khó, không chỉ một sớm, một chiều xóa nhanh các hộ nghèo, cần phải có sự bền bỉ, dẽo dai, sự bắt tay vào cuộc của các cấp, các ngành, của chính bản thân phụ nữ nghèo và các cấp Hội phụ nữ. Trước hết, tập trung "Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”. Để có cơ sở xây dựng kế hoạch và có giải pháp hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo bền vững, Hội LHPN huyện đã chỉ đạo các cấp Hội rà soát, phân loại hộ nghèo theo tiêu chí mới, đặc biệt là xác định đúng đối tượng trợ giúp là hộ nghèo có sức lao động, ưu tiên hộ do phụ nữ làm chủ về kinh tế. Đồng thời phân công và giao chỉ tiêu cụ thể cho từng chi, tổ để triển khai thực hiện, tập trung đẩy mạnh phong trào“Tổ, xóm, khu dân cư không có hộ nghèo” do tỉnh phát động, phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” do Chính Phủ phát động, Phong trào “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ” và “Giúp nhau phát triển kinh tế” được các cấp Hội triển khai đồng bộ, chặt chẽ, có hiệu quả, tổ chức rà soát các đối tượng cần vay vốn, kiến thức, vật tư phân bón, cây, con giống…để có biện pháp giúp đỡ; tích cực vận động, giúp đỡ và khuyến khích chị em biết vượt qua khó khăn, thay đổi lối nghĩ, cách làm, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; quyên góp, hỗ trợ cây, con giống, ngày công giúp phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, rủi ro, hoạn nạn và giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống. Trong năm 2018 toàn huyện có 783 hộ nghèo, trong đó hộ phụ nữ nghèo 427 hộ, có 117 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ, chủ kinh tế, Hội LHPN huyện đã hướng dẫn chỉ đạo các cơ sở Hội nắm bắt nguyên nhân cụ thể để có có giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ thoát nghèo, với các hoạt động cụ thể như hỗ trợ con giống, hỗ trợ công lao đông, hỗ trợ vốn...đặc biệt là Hội LHPN huyện đã xây dựng mô hình “ Trồng cây chè vằng” tại chi hội Bản Chùa xã Cam Tuyền đã được Ban Dân tộc miền núi phê duyệt với số tiền 45 triệu đồng. Thực hiện chủ trương của huyện về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Hội LHPN huyện, các xã, thị trấn đã tích cực tuyên truyền vận động hội viên, phụ nữ và nhân dân chuyển đổi diện tích kém hiệu quả sang trồng ớt phủ bạt và trồng cây dược liệu,...
       Bên cạnh đó  các cấp Hội phối hợp với các ngành liên quan khảo sát nhu cầu học nghề của hội viên phụ nữ, đào tạo cho 1.600 hội viên về “Kỹ thuật nuôi gà thả vườn”, “kỹ thuật cạo mũ cao su”, kỹ thuật may công nghiệp... Ngoài ra, các cấp hội phối hợp với Phòng nông nghiệp tổ chức tập huấn “Kỹ thuật nuôi heo sinh học”, “Kỹ thuật trồng ớt”, “kỹ thuật sản xuất giống cây lâm nghiệp, kỹ thuật trồng cây dược liệu, cho 180 chị tham gia. Thành lập mới các tổ phụ nữ liên kết, tổ hợp tác, nhân rộng mô hình trồng mướp khến sạch, chăn nuôi gà sạch các mô hình sản xuất sạch gắn với hỗ trợ, tiêu thụ, mô hình mới “vườn rau sạch”, “vườn rau an toàn”, “chăn nuôi gà sạch... Hội phối hợp tổ chức  tuyên truyền tư vấn về xuất khẩu lao động và du học nước ngoài cho con em hội viên đồng thời vận động 61 con em tham gia xuất khẩu lao động các thị trường Nhật bản, Singapo, Đài loan, Hàn Quốc...
       Thực hiện kế hoạch của Hội LHPN Huyện và Đảng ủy Thị trấn về thực hiện đề án 01 của UBND Huyện và Nghị quyết 02- NQ/HU ngày 15/11/2016 về "Nâng cao hiệu quả sản suất các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có thế mạnh của địa phương giai đoạn 2016 - 2020", Hội đã xây dựng Tổ liên kết trông cây ăn quả ở Khu phố Nam hùng duy trì và phát triển tốt, hiện nay nhiều hộ gia đình đã có quả để thu hoạch. Tiếp tục tranh thủ các chương trình dự án của Hội LHPN tỉnh, các cơ sở hội đã nhân rộng và phát triển các mô hình chăn nuôi trồng trọt, đã mở các lớp tập huấn về kỷ thuật chăn nuôi vịt, dê gà, bò, lợn nái sinh, chăn nuôi ngan, trồng rau...Tập trung xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế như: Điển hình làm kinh tế giỏi như các chị Nguyễn Thị Hoa ở Thiết tràng với mô hình làm miến; chị Trần Thị Nghĩa ở An Hưng mô hình kinh doanh tổng hợp; chị Nguyễn Thị Lành ở Khu phố 4 MH dịch vụ ăn uống...Hội đã hỗ trợ 30  phụ nữ khởi sự, khởi nghiệp. Tiếp tục duy trì Mô hình Cơm, bún chay về “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” ở chi hội Thượng Viên, hoạt động có hiệu quả, nhân rộng mô hình làm miến sạch ở Chi hội Thiết Tràng; Mô hình cải tạo vườn tạp ở chi hội Nam Hùng...
        Nhằm giúp cho chị em phụ nữ có nguồn vốn đầu tư trồng trọt, chăn nuôi mở rộng mô hình sản xuất, kinh doanh, Hội đã huy động nguồn vốn tại chỗ bằng cách thành lập các tổ nhóm tiết kiệm, phụ nữ tiết kiệm tín dụng. Hội tiếp tục tín chấp với Ngân hàng Chính sách - Xã hội cho 199 hộ vay vốn, qua các nguồn vay, với tổng số tiền dư nợ đến nay trên 9 tỷ đồng. Hội tiếp tục chỉ đạo duy trì và mở rộng các mô hình tổ Tiết kiệm không lãi, tổ tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách với 1.600 thành viên tham gia, dư nợ qua các loại hình tiết kiệm trên 4 tỷ đồng đã giải quyết cho 972 lượt chị vay. Hội cũng đã duy trì nâng cao hoạt động tổ hợp tác Tiết kiệm - Tín dụng của chi hội phụ nữ Khu Phố 2 với 165 hội viên tham gia; số tiền định mức hàng tháng 92 triệu đồng.
         Hoạt động giới thiệu sản phẩm, kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm được Hội thực đầu tư thực hiện, tổ tư vấn bán hàng qua mạng nhằm giới thiệu các sản phẩm của địa phương, kết nối thị trường trong và ngoài tỉnh...Hội tiếp tục thực hiện kế hoạch phối hợp để cung cấp nông sản sạch cho các đơn vị như trường mần non Hướng Dương, cung cấp các loại sản phẩm nông nghiệp sạch: Gà, trứng gà, trứng vịt, rau, ổi, thanh long... kết nối giữa các nông hộ với những hộ Dịch vụ cưới hỏi lưu động để tiêu thụ sản phẩm sạch của địa phương, hỗ trợ nhau phát trển kinh tế, tăng thu nhập. Tiếp tục duy trì hoạt động và nhân rộng, kết nối mô hình tổ phụ nữ liên kết chăn nuôi gà sạch tại thôn Nghĩa Hy...       
         Có được những kết quả đó, chị Đặng Thị Lý, Chủ tịch Hội phụ nữ huyện Cam Lộ chia sẻ: “Hội LHPN huyện đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền, sự hỗ trợ, phối hợp của các ngành liên quan, sự chỉ đạo sâu sát của hội cấp trên, cùng với nỗ lực, đoàn kết, đồng sức, đồng lòng, sáng tạo, phát huy nội lực, huy động nguồn lực từ các tổ chức, cơ quan, đơn vị, các nhà hảo tâm, của cán bộ, hội viên phụ nữ trong toàn huyện”.
         Trong thời gian đến, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ trong toàn huyện sẽ có giải pháp tối ưu hơn, nhiều sáng kiến để đồng hành cùng phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, góp sức thực hiện có hiệu quả tiêu chí nông thôn mới. Hướng về cơ sở, triển khai các hoạt động như: Tiếp tục hỗ trợ chị em tiếp cận các nguồn vốn vay,  xây dựng các mô hình kinh tế, giảm nghèo bền vững, xây dựng “Ngân hàng con giống”, các hoạt động nâng cao thu nhập cho phụ nữ nghèo thông qua hoạt động hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản, nuôi lợn, gà... phối hợp với các ngành chức năng mở các lớp tập huấn kỹ thuật..., tranh thủ các nguồn vốn và thực hiện các chính sách, tiếp sức cho chị em có điều kiện khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, phát triển kinh tế, khởi nghiệp, xây dựng được nhiều mô hình mang lại hiệu quả cao, làm giàu chính đáng, đồng thời tăng cường hoạt động đỡ đầu, hỗ trợ hội viên, phụ nữ nghèo, phấn đấu có ít nhất 80% hộ phụ nữ nghèo, 100% hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được giúp đỡ, đỡ đầu, mỗi chi hội 1 năm giúp được ít nhất 1 hộ thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm từ 1,5 đến 2%.
          Bằng nhiều phong trào thi đua, mô hình thiết thực, Hội tổ chức nhiều hoạt động nhằm khơi gợi tiềm năng, phát huy nội lực của các tầng lớp phụ nữ trong phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững và khởi nghiệp, từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của hội viên, phụ nữ và nhân dân, thông qua đó thu hút, tập hợp hội viên, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức hội, đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn mới.
 

Tác giả bài viết: Phương Thiện

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập108
  • Hôm nay22,162
  • Tháng hiện tại105,953
  • Tổng lượt truy cập8,306,250
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây