Diễn đàn “Hợp tác thúc đẩy xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020”

Thứ hai - 28/11/2016 21:52
Ngày 21/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Diễn đàn “Hợp tác thúc đẩy xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020”
Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị
Chương trình Xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 đưa ra các mục tiêu cụ thể như: 50% số xã đạt danh hiệu nông thôn mới; nâng cấp 05 công trình hạ tầng nông thôn thiết yếu: đường, điện, hệ thống nước, trường học và y tế; tăng thu nhập nông thôn lên 1,8 lần. Việc xây dựng nông thôn mới cần tập trung đặc biệt vào các vùng khó khăn: miền núi phía Bắc; phía nam bờ biển miền Trung, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long. Quy hoạch tổng thể phát triển nông thôn mới phải đưa vào chương trình biến đổi khí hậu và quá trình đô thị hóa; Phát triển sản xuất phù hợp với chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn và tăng thu nhập cho người dân, tập trung vào các chuỗi giá trị nông thôn cho 03 nhóm sản phẩm: Cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp xã.  
Trong giai đoạn 2010-2015, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã đạt được nhiều thành tựu, kết quả tốt. Tuy nhiên, Chương trình vẫn còn một số khó khăn và thách thức như thiếu cán bộ địa phương về phát triển nông thôn mới; cơ chế chính sách không đồng bộ, điều chỉnh chậm; sự phối hợp giữa các Bộ, trung ương, địa phương còn chưa tốt; năng lực cán bộ địa phương còn hạn chế, thiếu kỹ năng cơ bản để thực hiện các chương trình tích hợp hiệu quả với phương pháp mới; nguồn tài chính cho các chương trình còn hạn chế; thiếu hệ thống quản lý/cơ chế hiệu quả để giám sát.
Giai đoạn 2016-2020, Chương trình huy động hỗ trợ từ các đối tác phát triển như vốn ODA cho những đầu tư quan trọng về cơ sở hạ tầng cho những khu vực khó khăn, rút ngắn khoảng cách vùng miền; hỗ trợ kỹ thuật cho định hướng sản xuất quy mô lớn và chuỗi giá trị, phát triển đời sống, hướng đến các sản phẩm chính của đất nước; hỗ trợ kỹ thuật thích ứng với biến đổi khí hậu trong môi trường nông thôn. 
Theo Bà Carolina V. FigueroaGeron, Ngân hàng Thế giới (World Bank), WB thiết lập Chương trình dựa trên kết quả (PforR) để hỗ trợ Chương trình mục tiêu quốc gia. Mục tiêu phát triển của Chương trình là góp phần tăng thu nhập khu vực nông thôn ở các vùng nghèo nhất nước thông qua những cải thiện trong việc cung cấp, tiếp cận và đầu tư chất lượng vào năng suất nông nghiệp và hoạt động sinh kế trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình 135 nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo bền vững. Theo đó, trọng tâm của chương trình là hỗ trợ Chính phủ cải thiện quá trình thực hiện, cơ chế và quy trình lập kế hoạch, triển khai, giám sát đánh giá và quản trị Chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới nhằm đạt được những kết quả về giảm nghèo một cách hiệu quả hơn. Chương trình sẽ tập trung hỗ trợ ngân sách dành cho đầu tư công trình cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ và sinh kế, góp phần nâng cao năng suất nông nghiệp, tạo giá trị gia tăng và cải thiện thu nhập hộ nông thôn.
Tại Diễn đàn, các đại biểu đều nhất trí Chương trình Xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 có cam kết nguồn vốn lớn hơn, linh hoạt hóa các tiêu chí, thể hiện rõ sự phân cấp cho chính quyền địa phương. Tuy nhiên, để thực hiện Chương trình, mỗi địa phương cần có một lộ trình riêng và cần sự tư vấn kỹ thuật cụ thể. Chương trình cũng cần chú ý đến việc xây dựng năng lực cho cán bộ địa phương, lồng ghép biến đổi khí hậu vào Chương trình Xây dựng Nông thôn mới. Chương trình Xây dựng Nông thôn mới đòi hỏi phải thực hiện trong dài hạn, là một quá trình lâu dài và theo lộ trình riêng, phù hợp với đặc thù vùng miền.  
Ngày 21/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Diễn đàn “Hợp tác thúc đẩy xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020”.
Chương trình Xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 đưa ra các mục tiêu cụ thể như: 50% số xã đạt danh hiệu nông thôn mới; nâng cấp 05 công trình hạ tầng nông thôn thiết yếu: đường, điện, hệ thống nước, trường học và y tế; tăng thu nhập nông thôn lên 1,8 lần. Việc xây dựng nông thôn mới cần tập trung đặc biệt vào các vùng khó khăn: miền núi phía Bắc; phía nam bờ biển miền Trung, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long. Quy hoạch tổng thể phát triển nông thôn mới phải đưa vào chương trình biến đổi khí hậu và quá trình đô thị hóa; Phát triển sản xuất phù hợp với chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn và tăng thu nhập cho người dân, tập trung vào các chuỗi giá trị nông thôn cho 03 nhóm sản phẩm: Cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp xã.  
Trong giai đoạn 2010-2015, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã đạt được nhiều thành tựu, kết quả tốt. Tuy nhiên, Chương trình vẫn còn một số khó khăn và thách thức như thiếu cán bộ địa phương về phát triển nông thôn mới; cơ chế chính sách không đồng bộ, điều chỉnh chậm; sự phối hợp giữa các Bộ, trung ương, địa phương còn chưa tốt; năng lực cán bộ địa phương còn hạn chế, thiếu kỹ năng cơ bản để thực hiện các chương trình tích hợp hiệu quả với phương pháp mới; nguồn tài chính cho các chương trình còn hạn chế; thiếu hệ thống quản lý/cơ chế hiệu quả để giám sát.
Giai đoạn 2016-2020, Chương trình huy động hỗ trợ từ các đối tác phát triển như vốn ODA cho những đầu tư quan trọng về cơ sở hạ tầng cho những khu vực khó khăn, rút ngắn khoảng cách vùng miền; hỗ trợ kỹ thuật cho định hướng sản xuất quy mô lớn và chuỗi giá trị, phát triển đời sống, hướng đến các sản phẩm chính của đất nước; hỗ trợ kỹ thuật thích ứng với biến đổi khí hậu trong môi trường nông thôn. 
Theo Bà Carolina V. FigueroaGeron, Ngân hàng Thế giới (World Bank), WB thiết lập Chương trình dựa trên kết quả (PforR) để hỗ trợ Chương trình mục tiêu quốc gia. Mục tiêu phát triển của Chương trình là góp phần tăng thu nhập khu vực nông thôn ở các vùng nghèo nhất nước thông qua những cải thiện trong việc cung cấp, tiếp cận và đầu tư chất lượng vào năng suất nông nghiệp và hoạt động sinh kế trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình 135 nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo bền vững. Theo đó, trọng tâm của chương trình là hỗ trợ Chính phủ cải thiện quá trình thực hiện, cơ chế và quy trình lập kế hoạch, triển khai, giám sát đánh giá và quản trị Chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới nhằm đạt được những kết quả về giảm nghèo một cách hiệu quả hơn. Chương trình sẽ tập trung hỗ trợ ngân sách dành cho đầu tư công trình cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ và sinh kế, góp phần nâng cao năng suất nông nghiệp, tạo giá trị gia tăng và cải thiện thu nhập hộ nông thôn.
Tại Diễn đàn, các đại biểu đều nhất trí Chương trình Xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 có cam kết nguồn vốn lớn hơn, linh hoạt hóa các tiêu chí, thể hiện rõ sự phân cấp cho chính quyền địa phương. Tuy nhiên, để thực hiện Chương trình, mỗi địa phương cần có một lộ trình riêng và cần sự tư vấn kỹ thuật cụ thể. Chương trình cũng cần chú ý đến việc xây dựng năng lực cho cán bộ địa phương, lồng ghép biến đổi khí hậu vào Chương trình Xây dựng Nông thôn mới. Chương trình Xây dựng Nông thôn mới đòi hỏi phải thực hiện trong dài hạn, là một quá trình lâu dài và theo lộ trình riêng, phù hợp với đặc thù vùng miền. 

Nguồn tin: Trang thoông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và PTNT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập76
  • Hôm nay10,354
  • Tháng hiện tại80,703
  • Tổng lượt truy cập8,174,239
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây