Phát triển kinh tế từ mô hình đa cây

Thứ hai - 14/08/2017 20:44
Hiện nay ở huyện Hướng Hóa xuất hiện một số mô hình trồng trọt đa cây bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Vườn cây ăn quả của gia đình ông Ngô Tấn Lực ở thôn Long An, xã Tân Long là một điển hình như thế.
Mô hình đa cây của gia đình ông Lực bước đầu  cho thu nhập khá
Mô hình đa cây của gia đình ông Lực bước đầu cho thu nhập khá

Năm 1976, gia đình ông Lực rời quê hương Triệu Phong lên Tân Long lập nghiệp. Lúc bấy giờ, núi đồi nơi đây còn hoang vu, cuộc sống thiếu thốn trăm bề nhưng họ vẫn quyết tâm bám trụ. Nhận thấy đất đai và khí hậu ở địa phương thuận lợi với việc trồng chuối, gia đình ông Lực đầu tư công sức trồng loại cây này và chăn nuôi thêm lợn, gà.

 

 Nhờ chăm chỉ lao động mà cuộc sống của gia đình ông Lực trong những năm đầu đến Tân Long không phải lo thiếu đói. Bên cạnh đó năm nào gia đình ông cũng trồng 6 sào bắp và 3 sào đậu cove nên thu nhập từ các loại cây này tương đối đều.

 

Do số diện tích chuối nằm ở nơi thấp trũng, hiệu quả kinh tế không cao nên gần 10 năm nay ông Lực chuyển sang lập vườn cây ăn quả với gần 150 gốc chôm chôm, gần 100 gốc ổi, đu đủ không hạt và bưởi. 3 năm trở lại đây, hơn 1/2 số cây ăn quả trong vườn nhà ông đã cho thu hoạch, mang lại thu nhập trên 50 triệu đồng/năm.

 

Trong thời gian tới gia đình ông dự định trồng thêm 40 gốc ổi, 40 gốc đu đủ không hạt và một số cây ăn quả có giá trị kinh tế cao phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở địa phương. Gia đình ông Lực còn đầu tư chăn nuôi gà mỗi năm 3- 4 lứa, mỗi lứa trên 100 con, thu nhập bình quân từ 40 – 50 triệu đồng/năm.

 

 Ông Đỗ Thái Thạnh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Long cho biết: “Ông  Lực là một trong những hội viên đi đầu trong việc chuyển đổi cây trồng ở địa phương. Đặc biệt, ông nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng để đầu tư những loại cây ăn quả có giá trị cao, mang lại nguồn thu nhập khá cho gia đình.

 

 Hội nông dân xã khuyến khích hội viên trên địa bàn tùy theo khả năng của từng gia đình khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng.

 

Bên cạnh đó, hội sẽ đề xuất với cấp trên tổ chức các lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, nhất là những giống cây ăn quả mới, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống”.

 

 

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập27
  • Hôm nay1,208
  • Tháng hiện tại64,833
  • Tổng lượt truy cập8,158,369
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây