Một số mô hình nông lâm kết hợp có triển vọng ở tỉnh Quảng Trị

Chủ nhật - 02/03/2014 20:40
Nông lâm kết hợp là một biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm bố trí các mô hình kết hợp (theo không gian và thời gian) trên một diện tích sử dụng đất, nhằm chuyển đổi đầu vào của sản xuất (lao động, vốn, giống cây trồng vật nuôi, phân bón,...) thành sản phẩm đầu ra (an toàn lương thực, chất đốt, phân hữu cơ, cải thiện môi trường,...), nơi mà các chủ đất và các dạng vốn (types of the capital) được tiếp cận và có thể phát huy, nhằm đạt được mục tiêu kinh tế - môi trường.
Ảnh: Trồng sắn (giống KM-94) trong mô hình Keo lai và Keo tai tượng trong năm thứ nhất ở Quảng Trị
Ảnh: Trồng sắn (giống KM-94) trong mô hình Keo lai và Keo tai tượng trong năm thứ nhất ở Quảng Trị
Ở Quảng Trị, kể từ năm 1975 đến nay, nhờ các chương trình dự án của Chính phủ, các tổ chức quốc tế và của chính người nông dân, nhiều mô hình nông lâm kết hợp đã được phát triển, đặc biệt dựa trên các cấu thành chính của hệ sinh thái VAC (vườn, ao, chuồng), hay R.VAC (rừng, vườn, ao, chuồng), đã được nhân rộng thành các mô hình mang tính đặc thù cho vùng sinh thái, hay đăc thù theo cách quản lý sử dụng đất.
Nhìn chung, các mô hình nông lâm kết hợp, tạo ra một sự an toàn cao về thu nhập của hộ nông dân, hạn chế xói mòn đất, tăng cường sự thích ứng với biến đổi khí hậu, và phát triển tính đa dạng sinh học và bảo tồn loài trong các hệ sinh thái nông nghiệp.
Một số mô hình có triển vọng ở Quảng Trị
            Tùy theo quy mô sử dụng đất (chỉ trong khoảng: 1-2 ha/ 1 hộ, > 2-3 ha/1 hộ, >3-5 ha/1 hộ, hay >5-10 ha/1 hộ), và khả năng vốn và kỹ năng canh tác khác nhau, mà tại các địa phương đã có những mô hình phát triển khác nhau, hoặc liên kết nhóm hộ khác nhau, tạo ra sự đa dạng về mô hình nông-lâm kết hợp ở tỉnh ta.
*Mô hình kết hợp ngắn hạn
 -) Trồng sắn xen Keo (trong năm thứ 1 đến năm thứ 2)
            Đây là mô hình phổ biến ở các vùng sinh thái của tỉnh Quảng Trị, các giống sắn KM-94, KM-985 đã thích hợp với việc trồng xen (nông lâm kết hợp) với các loài keo, chủ yếu là cây Keo lai và cây Keo tai tượng, trong năm thứ nhất và năm thứ hai. Tuy nhiên, cần có biện pháp tỉa cành cho cây Keo nhằm thúc đẩy khả năng sinh trưởng và tăng trưởng tạo ra sinh khối gỗ cao, kết hợp mở rộng không gian dinh dưỡng cho cây sắn trồng kết hợp. Bảng 1 chỉ ra một số kết quả theo dõi đã được áp dụng trong các mô hình này.
 
              Biểu 1:   Bố trí mô hình và năng suất giữa sắn và keo kết hợp
 
TT Mô hình Năm thứ 1 Năm thứ 2 Ghi chú
1 Keo lai (cây/ ha) 1.650 cây 1.650 cây Tỉa cành
2 Sắn (ha, KM-94, KM-985) 7.000 gốc 6.000 gốc 28-34 tấn
(Năng suất lý thuyết)
  - Năng suất 10-12 tấn 8-10 tấn
  - Giá (đồng VN) 1.000-1.200 1.100-1.300
  - Thu nhập (ha) 10-14 triệu 9-12 triệu  
                            (Ghi chú:   Giai đoạn đánh giá:    2010 – 2013)
 
-) Trồng Keo xen lúa rẫy (năm cuối)
            Lúa rẫy, được người dân miền núi trồng trong 6 tháng, tuy nhiên sau nhiều mùa rẫy, năng suất lúa rẫy chỉ còn đạt ở mức 0,6-0,8 tấn/1 ha, và do không có điều kiện bón phân hay chuyển đổi các mô hình sản xuất khác, vì vậy, nhiều nông dân đã phải chuyển sang trồng keo xen lúa rẫy vào năm cuối cùng, nhằm chuyển đổi mô hình sử dụng đất và cải thiện thu nhập và môi trường.
            Lúa rẫy được trỉa trong tháng 5, 6 hàng năm (ở vùng miền núi), sau khi lúa gieo được 2 tháng, người dân trồng Keo xen lúa (mật độ: 1.650 cây/1 ha, cự ly 3 m x 2 m), theo cách làm này, chủ đất đã chuyển đổi mô hình sử dụng đất lúa kém hiệu quả, sang mô hình rừng Keo (chủ yếu là Keo lai), vừa có thể có một thu nhập thay thế (sinh kế thay thế), vừa kết hợp cải tạo môi trường.
-) Nuôi ong kết hợp trong các rừng Keo
            Ong mật, là loại côn trùng có lợi cho sản xuất nông-lâm nghiệp nói chung, và cung cấp các sản phẩm mật ong cho bổ dưỡng và chữa bệnh. Nuôi ong, được phát triển trong một số hộ có vốn, có kiến thức, và định hướng tạo thêm việc làm. Những hộ nuôi ong ở tỉnh Quảng Trị, thường dựa vào các đồn điền trồng Keo (Keo lai, Keo lá tràm,...) nơi không chỉ cung cấp hoa mà còn có một nguồn nhựa (lá, cành non) khá phong phú cho ong làm mật. Mùa thả ong thường từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm ở nhiều huyện thị trong tỉnh. Sau thời gian này, chủ nuôi ong phải cho ong ăn dặm để giữ đàn hoặc chuyển vùng nuôi ong (theo mùa hoa của các cây trồng khác).
                         Biểu 2:     Sản lượng mật trong các rừng Keo tại Quảng Trị
 
TT Mô hình Keo lai Keo lá tràm Ghi chú
1 Keo (cây/ ha) 1.650 cây 1.650 cây  
2 Tổ ong (1 tổ/3 ha rừng)      
  - Năng suất mật 50 lít/tổ   6-7 tháng
  - Giá (đồng VN) 150.000,0 150.000,0  
  - Thu nhập (100 tổ) 70 triệu 70-80 triệu  
  - Thu nhập (200 tổ) 150 triệu 150 triêu  
                            (Ghi chú:   Giai đoạn đánh giá:    2010 – 2013)
*Mô hình kết hợp dài hạn
            Các mô hình kết hợp dài hạn, thường là sự kết hợp những cây lâu năm với các mô hình sinh kế kết hợp trong nhiều năm, trong đó:
-)  Trồng rừng, và chăn nuôi đại gia súc (hay trang trại)
            Các mô hình trang trại, thường là kết quả của sự kết hợp giữa các cấu thành chăn nuôi và trồng rừng, hoặc ao nuôi cá tôm.
            Những chủ đất, có diện tích >3-5 ha/ 1 hộ, hay >5-10 ha/1 hộ, thường xây dựng các mô hình tổng hợp của cấu thành VAC (vườn, ao, chuồng), hay R.VAC (rừng, vườn, ao, chuồng) trong các mô hình sử dụng đất.
            Ngoài ra, các hộ có vốn và diện tích đất trang trại, vẫn có thể kết hợp nuôi bò (thường 7-15 con), thuê nhân công chăn dắt, sử dụng thêm đất chăn thả dưới tán rừng, bờ ruộng (đất công), nhằm có thêm thu nhập và phân bón cho trang trại và các chủ đất khác trong vùng khi có nhu cầu sản xuất loài cây cho thu nhập cao hơn (các chủ vườn Cao su).
-)   Các mô hình khác
            Các mô hình nông-lâm kết hợp, giữa trồng rừng hay đai rừng kết hợp nuôi cá, trồng lúa, trồng khoai lang cung ứng cho các nguồn nguyên liệu, đang được phát triển thành mô hình nông-lâm kết hợp dài hạn, ở quy mô hộ hay nhsom hộ gia đình.
* Kết luận và đề nghị
-  Các mô hình nông lâm kết hợp ở Quảng Trị, góp phần sử dụng đất đai thêm hiệu quả và sử dụng được lao động nông nhàn trong các hộ và nhóm hộ (có đất, hoặc có lao động).
-   Nông lâm kết hợp, tạo ra một sức đề kháng cao khi có những tác động của biến đổi khí hậu, hoặc những thăng trầm của giá thị trường.
-   Phát triển nông lâm kết hợp, cần được các cấp ngành trong tỉnh, có thêm những chính sách thích hợp, như trợ cấp giống cây, giống con, đào tạo và tập huấn về phương pháp, về kỹ thuật và thông tin thị trường.
-   Cần xem xét một số chính sách để tái cơ cấu trong ngành lâm nghiệp, hoặc trong xây dựng nông thôn mới, trong đó có việc củng cố hệ thồng khuyến nông cơ sở (giữa các trạm khuyến nông cấp huyện và các Hợp tác xã, hay mạng lưới khuyến nông các thôn), nhằm thúc đẩy chưong trình trồng cây phân tán hỗ trợ cho các mô hình nông-lâm kết hợp (từ các nguồn của tỉnh hay trong các dự án phát triển), mở rộng cơ chế vay vốn ưu đãi cho các vùng có tiềm năng chuyển dịch cơ cấu sản xuất dựa vào hộ, nhóm hộ hay Hợp tác xã nông nghiệp.

Tác giả bài viết: Hoàng Quảng Hà- Chi cục Lâm nghiệp Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập112
  • Hôm nay19,798
  • Tháng hiện tại87,273
  • Tổng lượt truy cập8,287,570
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây