Làm giàu từ mô hình kinh tế trang trại

Thứ tư - 27/04/2016 03:49
Anh Nguyễn Văn Túc quê ở xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong (Quảng Trị), hiện đang sinh sống sống ở khu phố 3, phường 4, thành phố Đông Hà, được coi là chủ trang trại tổng hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Anh Túc chăm sóc đàn gà của gia đình
Anh Túc chăm sóc đàn gà của gia đình
Thời tuổi trẻ, anh Túc đã có thời gian phục vụ trong quân ngũ. Năm 1984, sau khi xuất ngũ, anh vào làm công nhân cơ khí của Công ty xi măng Quảng Trị. Đến năm 2011, anh được công ty cho về nghỉ. Lúc này, kinh tế gặp nhiều khó khăn do anh là trụ cột của gia đình mà không có việc làm ổn định, ba người con đang tuổi ăn tuổi học. Mọi chi phí trong gia đình chỉ trông chờ vào việc buôn bán, chăn nuôi nhỏ lẻ của vợ anh. Những lần về quê thăm nhà, anh nhận thấy không chỉ bản thân mình mà nhiều người dân trong làng cứ nghĩ đi xa làm ăn mới có nguồn thu nhập, trong khi chính ở quê nhà, nếu có quyết tâm và kế hoạch sản xuất hợp lý, vẫn có thể làm giàu được. Nghĩ là làm, với số tiền 100 triệu đồng gom góp được và thế chấp ngôi nhà đang ở của mình để vay ngân hàng thêm 250 triệu đồng, anh cùng vợ về quê ở Triệu Thuận, Triệu Phong, bắt đầu tìm hướng làm ăn mới. Sau những ngày rong ruổi khắp nơi khảo sát, vợ chồng anh Túc quyết định chọn thuê khu đất trống rộng 1.000 m2 ở thôn 3, xã Triệu Thuận để xây trang trại chăn nuôi. Trước khi bắt tay làm ăn, vợ chồng anh tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, dành nhiều thời gian tìm hiểu, học hỏi các mô hình kinh tế trang trại tổng hợp ở nhiều nơi để chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với trang trại của mình. Dự định ban đầu của anh là chăn nuôi gia súc, gia cầm và trồng cây bơ, nhưng khi bắt tay vào làm trang trại, vùng đất sét khô cằn nên không thích hợp để trồng bơ. Anh quyết định mua 300 con giống gà ta, 30 con lợn trắng F1 và 7 con bò lai về nuôi, đồng thời trồng thêm cây bóng mát để có thể che gió lùa vào chuồng về mùa đông và tạo bóng râm mát về mùa hè. 

Ngay từ đầu anh Túc đã xác định trong chăn nuôi, yếu tố phòng bệnh là hết sức quan trọng, vì vậy trang trại của anh có một bác sĩ thú y luôn theo dõi, tiêm chủng đàn vật nuôi. Anh luôn giám sát vật nuôi mọi lúc, đặc biệt lúc cho ăn, kịp thời phát hiện những con vật không khỏe để cách ly sớm, tránh lây bệnh cho cả đàn. Anh sử dụng hệ thống chăn nuôi tự động từ khâu bỏ thức ăn đến dọn vệ sinh chuồng trại, vì vậy luôn đảm bảo các điều kiện về vệ sinh môi thường. Hệ thống chuồng trại đảm bảo kỹ thuật, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Nguồn thức ăn chủ yếu là thóc lúa, cám gạo từ địa phương. Vào thời điểm sắp xuất chuồng, anh vỗ béo thêm thức ăn tổng hợp. Nhờ vậy đàn gia súc, gia cầm của anh luôn phát triển khỏe mạnh, ít bệnh tật. 

Tuy nhiên, việc làm ăn của anh chị cũng không hề hanh thông. Vào năm 2014, giá cả của tất cả các sản phẩm chăn nuôi bắt đầu “lao dốc”, giá trứng gà và thịt thương phẩm giảm mạnh, nhiều gia đình chăn nuôi như anh đều phải bán rẻ vì đã đến thời điểm xuất chuồng và để bảo toàn đồng vốn tiếp tục duy trì chăn nuôi. Cùng lúc đó, dịch bệnh lây lan và thời tiết khí hậu không thuận lợi khiến đàn bò của anh chậm phát triển. Nhưng anh vẫn quyết giữ trang trại và chấp nhận bù lỗ. Đáng mừng là sau một thời gian, giá trứng và thịt thương phẩm bắt đầu có dấu hiệu tăng trở lại, tình hình chăn nuôi ở trang trại lại tiếp tục được phục hồi và phát triển. Tiếp đó, anh thả nuôi thêm bò, lợn nái và lợn thịt. Đến nay, trang trại của anh nuôi gần 300 con gà mái đẻ, mỗi ngày cho khoảng 100 quả trứng, 300 con gà thương phẩm, 6 con lợn nái, 30 con lợn con, 30 con lợn thịt chuẩn bị xuất bán và 7 con bò sinh sản. Thời gian sắp tới, vợ chồng anh sẽ trồng thêm 3 sào cỏ voi để nuôi thêm bò. 

Với đức tính cần cù, chăm chỉ, chịu khó học hỏi và áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, kinh tế gia đình của anh Túc ngày càng phát triển. Hiện tại, trừ chi phí, trang trại gia đình anh Túc cho thu nhập bình quân 150 triệu đồng/ năm. Từ nguồn thu nhập, anh chị đã có của ăn của để, trả hết tiền vay ngân hàng, tích lũy vốn tiếp tục đầu tư mở rộng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. 

Anh Túc cho biết: “Mục đích khi trở về quê để lập nghiệp là tôi muốn chứng minh người dân có thể làm giàu ngay trên quê hương của mình. Vì vậy, tôi luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm ăn để những gia đình hàng xóm, láng giềng có cuộc sống tốt hơn. Tôi cũng đang suy nghĩ đến việc sẽ tập hợp một nhóm anh em, bạn bè có khát vọng làm giàu cùng liên kết, hỗ trợ với nhau trong chăn nuôi nông trại, cùng chia sẻ kinh nghiệm trong làm ăn, tiêu thụ sản phẩm để hiệu quả bền vững hơn”.

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập48
  • Hôm nay1,289
  • Tháng hiện tại64,914
  • Tổng lượt truy cập8,158,450
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây