GƯƠNG SÁNG SẢN XUẤT GIỎI TRÊN VÙNG ĐẤT KHÓ

Thứ ba - 29/11/2016 21:57
Đến thôn Tân Mỹ - xã Hải lệ nếu hỏi thăm Anh Phạm Thanh thì mọi người đều biết vì anh là một gương điển hình sản xuất của địa phương.
Mô hình nuôi ong của anh Thanh tại thôn Tân Mỹ, xã Hải Lệ
Mô hình nuôi ong của anh Thanh tại thôn Tân Mỹ, xã Hải Lệ
         Thôn Tân Mỹ - xã Hải lệ là một vùng bán sơn địa. Thôn nằm về phía tây của Thị xã Quảng Trị, cách Thị xã khoảng 7 km. Tân Mỹ có Đập tràn (dân ở đây gọi là đập dâng) là đầu mối của kênh nam Thạch Hãn, nơi cung cấp nguồn nước tưới cho vùng lúa của Huyện triệu phong và một phần của huyện Hải Lăng.
          So với mười năm về trước, bộ mặt nông thôn ở Tân Mỹ đã khởi sắc. Đến Tân Mỹ, người ta không khỏi ngỡ ngàng bởi sự thay da đổi thịt ở nơi đây. Không còn những ngôi nhà lụp xụp tạm bợ, thay vào đó là nhà mái ngói đỏ tươi, mái bằng kiên cố đẹp đẽ.
          Từ chủ trương của xã nhà khuyến khích hộ nông dân làm kinh tế trang trại, gia trại, chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Vì thế rất nhiều hộ mạnh dạn hưởng ứng, nhận đất nhận rừng, vượt khó đi lên phát triển kinh tế gia đình. Điển hình là gương mặt anh Phạm Thanh, hội viên nông dân của Thôn, anh sinh năm 1973, lập trang trại từ năm 2011.
          Anh được giao nhận 06 ha đất đồi để trồng rừng. Bước đầu do thiếu vốn, thiếu khoa học kỹ thuật nên việc trồng rừng chỉ là trồng theo truyền thống lâu nay. Tức là trồng mật độ rất dày, hầu như không chăm sóc, bón phân, phát tỉa  kết quả đem lại rất thấp. Sau 5 đến 6 năm trồng mỗi ha chỉ thu về khoảng 15 triệu đồng. Nhờ học hỏi tìm tòi, áp dụng khoa học kỹ thuật và được Trung Tâm Khuyến nông đầu tư xây dựng mô hình thâm canh keo lai, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao trữ lượng gỗ, Anh Phạm Thanh đã mạnh dạn áp dụng quy trình trồng rừng với mật độ thưa hơn cách trồng truyền thống (1.660 cây/ha), áp dụng chăm sóc tỉa cành 2 lần/năm, vun gốc, bón phân trong 3 năm liên tục, đến nay rừng keo lai đã không phụ lòng người, từng hàng cây vươn thẳng, khép tán, rất đồng đều, thẳng hàng thẳng lối. Cây đã cao trên 5,5 m; đường kính 7-8 cm. Tuy đất không được tốt, tỷ lệ sỏi cao, độ dốc lớn nhưng chiều cao cây vẫn vượt so với rừng xung quanh từ 50-60 cm; thân cây to hơn. Anh đưa tay lau những giọt mồ hôi lấm chấm trên gương mặt, hồ hởi nói với chúng tôi rằng: với diện tích 6 ha keo lai của anh hiện nay thì sau 5 năm nữa khai thác gỗ lớn ít nhất cũng cho 400 triệu đồng.
          Anh dẫn chúng tôi về trại nuôi Ong làm mật của anh. Hiện tại trên địa bàn thôn Tân Mỹ có 12 hộ nuôi Ong, có hộ nuôi quy mô lớn 150 thùng. Quy mô của gia đình Anh là 50 thùng (đàn); mỗi tháng anh quay mật khoảng 3 lứa, mỗi năm khoảng 24 lứa (trừ thời gian nghĩ quay), mỗi lứa quay cho anh 150 lít mật, với giá mật thị trường từ 30.000-40.000 đồng, sau khi trừ chi phí đầu tư, chăm sóc còn lãi 40 triệu đồng/năm.
          Với bản chất của người nông dân cần mẫn, không dừng lại ở đó anh còn phát triển thêm nuôi Bò, lợn, Ngan, cá với số lượng: 12 con bò, 6 lợn nái, 20 lợn thịt, 100 ngan, 2.500 m2 hồ nuôi cá. Tranh thủ thời gian anh còn làm bãi đúc Bờ lô tại nhà cung cấp cho bà con quanh vùng.
          Tuy bước đầu lập trại còn nhiều khó khăn vất vã, nhưng Anh Phạm Thanh đã thể hiện là một gương sáng vươn lên trong làm kinh tế giỏi. Tổng thu nhập hàng năm của gia đình anh khoảng 150-200 triệu đồng. Số tiền thu về anh chưa thể tích lũy mà tiếp tục đầu tư để hoàn thành ước mơ ấp ủ của mình là: nâng đàn Ong lên 100 thùng, mở rộng chuồng trại lên trên 50 con, quy hoạch lại ao nuôi cá, trồng cỏ để phát triển đàn bò. Anh quyết tâm trong 5 năm tới sẽ có một trang trại tổng hợp từ Rừng - Ao cá - Bò - Lợn - Ong với quy mô lớn và thu nhập ổn định hàng năm.
          Anh tâm sự: từ năm 2011, khi đang còn loay hoay tìm đủ cách để nuôi sống gia đình, con cái, từ làm ruộng, phụ hồ mà kinh tế vẫn chật vật thiếu thốn. Biết bao nhiêu bạn bè cùng trang lứa với anh bỏ quê vào miền nam lập nghiệp. Nhưng anh vẫn trụ lại, khao khát làm giàu trên chính quê hương mình, và Anh đã tìm ra được hướng đi đúng cho mình từ phát triển trang trại kết hợp trồng rừng.
          Chia tay Anh lúc mặt trời chênh chếch phía sau ngọn đồi, làn gió mát từ lòng hồ của đập dâng Thạch Hãn, nhìn đàn bò nghọ nghẹ gặm thêm chút cỏ cuối ngày, gió rì rào trên rừng keo lai, đàn Ong vo ve về tổ. Con người muốn vươn lên cũng phải cần cù chăm chỉ như đàn Ong đi tìm mật, và Anh có quyền tin vào một ngày mai giàu ấm.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông- khuyến ngư tỉnh Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập112
  • Hôm nay12,720
  • Tháng hiện tại86,699
  • Tổng lượt truy cập8,180,235
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây