Chứng chỉ rừng (FSC), một bước đột phá trong tái cấu trúc lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị

Chủ nhật - 09/11/2014 21:49
Trong tái cấu trúc lâm nghiệp, tỉnh Quảng Trị chọn bước đột phá theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản trị rừng quốc tế (FSC) làm cơ sở chuyển dịch về tổ chức, trước mắt thực hiện tại hai Công ty Lâm nghiệp là Bến Hải và Triệu Hải, và các nhóm hộ thực hiện chứng chỉ rừng ở bảy huyện, thị trong tỉnh, và triển khai thực hiện các giải pháp quản trị rừng và kỹ thuật, nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh trong sản xuất và kinh doanh gỗ lớn.
Ông Lê Biên Hoà, đo đường kính cây gỗ rừng trồng cấp chứng chỉ FSC, ảnh Trần Phước Lâm.
Ông Lê Biên Hoà, đo đường kính cây gỗ rừng trồng cấp chứng chỉ FSC, ảnh Trần Phước Lâm.
    Chứng chỉ FSC, một bước đột phá ở Quảng Trị
        Từ năm 2007, được sự hỗ trợ của tổ chức WWF and Viện Quản lý rừng bền vững (Hà nội), ngành Lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị đã thực hiện cấp chứng chỉ rừng (FSC) gần 16.000 ha, trong đó có hai Công ty Lâm nghiệp là Bến Hải và Triệu Hải (15.000 ha), và 341 nhóm hộ thành viên cấp được 925 ha. Đây là một định hướng trong tái cấu trúc ngành lâm nghiệp và sản xuất kinh doanh gỗ lớn, bảo đảm sự minh bạch về nguồn gốc gỗ – đáp ứng những đòi hỏi bước đầu của Luật FLEGT (Cộng đồng Châu Âu) và Luật LACEY (Hoa Kỳ), trong kinh doanh và thương mại gỗ quốc tế. Ngày 18-7-2014, Hội chứng chỉ rừng Quảng Trị đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ thứ nhất (2014-2019), bầu ra Ban chấp hành khoá đầu của Hội.
    Nông dân tiên phong trong sản xuất kinh doanh gỗ lớn, cấp chứng chỉ rừng (FSC)
         Điển hình trong tổ chức kinh doanh gỗ lớn của các nhóm hộ thành viên, có ông Lê Biên Hoà (ở xã Trung Sơn, huyện Gio Linh), gia đình ông có 30 ha rừng trồng, ngoài một số diện tích được các chương trình trồng rừng của tỉnh đã hỗ trợ trước đây, phần lớn diện tích đang được trồng với giống Keo lai cao sản - nguồn giống từ Úc (giá mua hạt giống trong khoảng 8,6 triệu đồng/1 kg), sau các năm trồng rừng, nhóm hộ và gia đình thực hiện theo quy trình của nhóm chứng chỉ FSC do tổ chức WWF hỗ trợ và Chi cục Lâm nghiệp Quảng Trị tổ chức các hoạt động tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật và thủ tục hồ sơ, nhật ký giám sát – theo quy định của chứng chỉ FSC rừng, để tạo ra rừng nguyên liệu gỗ lớn. Ông Hoà cho biết, năm 2010, gia đình khai thác 4 ha rừng, được bình quân 97 m3 gỗ tròn/1 ha và 28 m3 gỗ dăm/1 ha, cho thu nhập bình quân 97 trỉệu đồng/1 ha; năm 2013, gia đình khai thác 10 ha rừng, được bình quân 120 m3 gỗ/1 ha, và 37 m3 gỗ dăm /1 ha, cho thu nhập bình quân 218 triệu đồng/1 ha. Từ cách thức tổ chức cho gia đình và nhóm hộ chứng chỉ FSC, nguồn kinh tế gia đình từ trồng rừng kinh doanh gỗ lớn, đã góp phần nuôi 1 con học đại học và tái sản xuất của gia đình.
     Vẫn còn nhiều khó khăn  
    Trao đổi với nhóm hộ thực hiện chứng chỉ rừng ở huyện Gio Linh, cho thấy một khó khăn trong thực tế là: việc chuyển từ nhận thức trồng rừng kinh doanh gỗ nhỏ - có thể khai thác sớm trong 6-7 năm đầu (với loài cây Keo) giúp các hộ neo đơn nhanh có thu hoạch để trang trải cuộc sống gia đình - khi các hộ này có nhiều con đang trong độ tuổi phải đi học (học chữ, học nghề,...) sang để rừng kinh doanh gỗ lớn - khai thác trong độ tuổi 10-13 năm nhằm tạo ra sinh khối gỗ lớn nhẩt, vì hầu hết các loài Keo có sức sinh trưởng mạnh ở hai giai đoạn tuổi, là tuổi 5-7, và tuổi 10-13, thì chỉ chỉ có những hộ có nhiều nguồn thu mới có thể giữ rừng khai thác trong giai đoạn tuổi này (tuổi 10-13), là một trong những khó khăn khi triển khai thực hiện cấp chứng chỉ rừng (FSC) cho nhiều đối tượng có quỹ đất khác nhau ở nước ta. Đại diện nhóm hộ tại Gio Linh, cho biết: nếu các cấp ngành của Nhà nước có giải pháp hỗ trợ vốn với lãi suất thấp,..., thì có thể giúp nhiều hộ nông dân trồng rừng chuyển đổi được nhận thức sản xuất – từ kinh doanh gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn, trên phạm vi nhiều hộ liên kết và nhiều vùng liên kết hơn, ước mơ về “cánh rừng mẫu lớn” có thể sớm thành hiện thực.
       Một khó khăn khác là, ở một số vùng, khi người dân đã có đất trồng rừng, thì việc lựa chọn loài cây kinh doanh hay nhu cầu chuyển đổi mục đích kinh doanh, thì mặc dù trồng cây Cao su đã có lúc có những thăng trầm – do biến động giá cả trên thị trường nhựa Cao su trong nước và quốc tế, nhưng cây Cao su hầu như có thể cho thu hoạch nhựa mủ (từ tuổi thứ 8 đến tuổi thứ 30 hoặc tới tuổi 35), với giá bán mủ tươi tại rừng Cao su là 0,5 – 1,0 triệu đồng (hoặc có năm đạt 2,0 triệu đồng) /1 ha/1 ngày cạo mủ, thời gian cạo mủ có thể kéo dài trên 180 ngày tromg năm, là một lựa chọn khó khăn giữa trồng rừng kinh doanh gỗ lớn với trồng cây Cao su ở các tỉnh như ở Quảng Trị. Vì khi thanh lý rừng Cao su (tại tuổi 30, hay 35), vẫn có thể cho khoảng 60-100 m3 gỗ Cao su, điều này cho phép các doanh nghiệp chế biến gỗ có thể kết hợp dây chuyền sản xuất cho các nhóm loài gỗ này trên một vùng hay một địa bàn sản xuất có nguồn cung cấp gỗ đa dạng.
       Trong định hướng tái cấu trúc ngành lâm nghiệp, Quảng Trị đang xây dựng một lộ trình đế thực hiện cấp được chứng chỉ rừng là 42.000 ha vào năm 2020. Việc sản xuất kinh doanh gỗ lớn, trong kế hoạch sẽ huy động thêm nhiều hộ tham gia liên kết sản xuất để tạo thành những “cánh rừng mẫu lớn”, ở quy mô từng xã, từng huyện, nhờ trồng rừng đáp ứng về diện tích, cấp tuối khi trồng và khai thác,  thực hiện quy trình trồng, chăm sóc và tỉa thưa rừng đạt 700- 800 cây/1 ha để tập trung vào tạo sinh khối gỗ, tích luỹ nhiều CO2 trong các rừng trồng, sớm hình thành trong độ tuổi 5-7, để có không gian tăng trưởng hình thân cây gỗ trong khoảng 4 m x 4 m, đưa nhiều nhóm hộ đạt thu nhập – từ trồng đến khi khai thác rừng trong khoảng 10 năm, từ 130-200 triệu đồng/1 ha rừng trồng trong các năm tới.
      Cần thiết phải có chính sách
       Việc triển khai cấp chứng chỉ rừng (FSC), đề xuẩt có những bổ sung về thực nghiệm và mở rộng ứng dụng mô hình các giống Keo chất lượng, đạt năng suất rừng trồng trong khoảng 18-25 m3/1 ha/1 năm,  kết hợp xây dựng mô hình loài cây (Keo lai và các loài Keo khác, cây bản địa) nhằm tạo ra một nguồn cung ứng gỗ lớn, đa dạng về chủng loại cho nguời tiêu dùng, và cần phối hợp với các cấp ngành, xây dựng giải pháp tín dụng thích hợp để hỗ trợ vốn sản xuất với mức ưu đãi, giúp người trồng rừng có nguồn kinh phí không chỉ ở giai đoạn kiến thiết cơ bản, mà còn có kinh phí bổ sung ở giai đoạn rừng 5-7 tuổi (với loài Keo), và giai đoạn rừng 10-15 tuối (với các cây gỗ bản địa), giúp thực hiện luân kỳ kinh doanh gỗ lớn – theo mục tiêu sản phẩm gỗ tiêu dùng và xuất khẩu, và tái cấu trúc ngành lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới ỏ tỉnh Quảng Trị ./.
 
 


 

Tác giả bài viết: Hoàng Quảng Hà, Chi cục Lâm nghiệp Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập100
  • Hôm nay19,798
  • Tháng hiện tại87,142
  • Tổng lượt truy cập8,287,439
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây