Cam An với công tác “di dời mồ mã” để xây dựng nông thôn mới

Thứ năm - 14/11/2013 21:08
Xã Cam An là một trong 03 xã được UBND huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị chọn làm xã thí điểm xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2011- 2015. Từ khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, chính quyền xã Cam An đã giao cho mỗi thôn, mỗi đoàn thể thực hiện một công trình có ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng nông thôn mới của địa phương nhằm góp phần đẩy nhanh tiến trình trong xây dựng nông thôn mới của xã nhà với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 đạt chuẩn xã nông thôn mới.
Ảnh: Di dời mồ mã tại xã Cam An
Ảnh: Di dời mồ mã tại xã Cam An
Câu chuyện “di dời mồ mã” theo quy hoạch tưởng chừng rất dễ nhưng khi bắt tay vào thực hiện mới biết là không dễ chút nào. Đứng trước bài toán khó, cuối năm 2010 Đảng ủy- UBND- UBMTTQVN xã Cam An đã tổ chức cuộc họp bàn giải pháp và đi đến thống nhất giao cho Hội Người cao tuổi và Hội Phụ nữ xây dựng đề án “di dời mồ mã” để trình HĐND xã thông qua. Ngày 25/01/2011 tại kỳ họp lần thứ XVI nhiệm kỳ 2004- 2011, HĐND xã Cam An đã nhất trí thông qua đề án và giao cho Hội Người cao tuổi chủ trì phối hợp với Hội Phụ nữ xã tổ chức thực hiện.
Do tập tục sinh sống trước đây để lại, cộng với 2 cuộc chiến tranh ác liệt nên phần lớn phần mộ của tổ tiên, ông bà được an táng theo từng làng, chòm xóm, theo từng dòng  họ xem lẫn giữa các cánh đồng sản xuất nông nghiệp mà không tuân theo quy hoạch. Mặt khác, đây là vấn đề “tâm linh” đã ăn sâu vào tâm khảm của người dân thôn quê qua bao đời nay. Vì vậy, nhiều vấn đề thách thức đặt ra cho chính quyền và Hội Người cao tuổi trong việc vận động tuyên truyền để người dân hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc “di dời mồ mã” phục vụ công cuộc xây dựng nông thôn mới quả là không đơn giản. Nhưng với quyết tâm phải thực hiện bằng được đề án để làm tiền đề cho phong trào xây dựng nông thôn mới.
Trên cơ sở đề án đã được HĐND xã thông qua, UBND xã  xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, chọn 2 thôn: Trúc Kinh và Phi Thừa làm thí điểm để nhân rộng ra địa bàn toàn xã. Đảng ủy xã chỉ đạo các Chi bộ, Mặt trận, các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội thực hiện công tác vận động quần chúng nhân dân, trong đó giao Hộ Người cao tuổi làm nồng cốt. Ban Quản lý xã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, bám sát cơ sở, triển khai họp dân, tiếp thu và tổng hợp các ý kiến nhân dân. Bước đầu triển khai đề án gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại, trong đó có sự hoài nghi của các bậc cao niên trong thôn. Song nhờ làm tốt công tác vận động, các thành viên của Hội Người cao tuổi đã khéo léo, kiên trì thuyết phục tuyên truyền vận động các bậc cao niên có uy tín cao trong làng, các trưởng làng, các trưởng họ tộc... nên đã được nhân dân các thôn đồng tình, hưởng ứng cao.
 Đi đôi với công tác vận động tiến hành khảo sát, kiểm tra thực địa, xác định cụ thể vị trí, phân loại mộ có nhân thân, mộ vô chủ, tổng hợp số lượng mồ mã cần di dời và dự trù kinh phí tổ chức thực hiện. Trông đó, quy định: Đối với các mộ có thân nhân thì giao cho các trưởng họ vận động con cháu trong họ tộc chịu trách nhiệm di dời, còn đối với số mộ vô chủ thì phân công cho từng đoàn thể ở thôn chịu trách nhiệm di dời.
Sau buổi lễ ra quân thực hiện đề án, BQL xã đã thực hiện đầy đủ các nghi lễ của làng với sự tham gia đầy đủ của các tầng lớp nhân dân các thôn. Sau hơn ba ngày thực hiện, công tác di dời mồ mã ở thôn Trúc Kinh và Phú Thừa cơ bản hoàn thành với tổng số mồ mã di dời là: 149 ngôi mộ về khu nghĩa địa tập trung, giải phóng được 12ha đất (với nguồn vốn hỗ trợ gần 30 triệu đồng, bình quân 200.000đ/mộ). Cùng với việc di dời mồ mã, xã đã đầu tư 31 triệu đồng và huy động hơn 200 ngày công san lấp, đào đắp 1.850m3 đất, nâng cấp, sửa chữa 400m đường giao thông nội đồng, 200m kênh mương, cải tạo lại đồng ruộng đưa vào sản xuất thêm 0,5 ha đất trồng lúa.
 Với thành công ban đầu trong việc thực hiện đề án “Di dời mồ mã, cải tạo đồng ruộng” tại địa bàn 2 thôn: Trúc Kinh và Phi Thừa đã mở ra nhiều triển vọng trong sản xuất nông nghiệp ở Cam An, cánh đồng lúa tại 2 thôn đã được giải phóng, diện tích đất sản xuất được mở rộng, thuận lợi cho việc đầu tư cơ giới hóa trong sản xuất, hệ thống kênh mương, đường giao thông nội đồng đã được nâng cấp, cải tạo và thực hiện các vùng chuyên canh, đầu tư sản xuất cây con mới.
            Qua thực tế triển khai thực hiện đề án “Di dời mồ mã, cải tạo đồng ruộng” tại xã Cam An đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến, đặc biệt là đã huy động được toàn bộ các tổ chức, đoàn thể trong hệ thống chính trị vào cuộc; hình ảnh các cụ người cao tuổi là tấm gương sáng đi đầu, không ngại khó khăn gian truân, vẫn say xưa, nhiệt tình hướng dẫn chỉ đạo con cháu thực hiện đạo lý với người đã khuất, đồng thời hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà Đảng giao phó. Tuy nhiên để nhân rộng đề án này trong thời gian tới, đề nghị các cấp, ngành cần nghiên cứu đề xuất cơ chế hỗ trợ một phần kinh phí cho các thôn, các tổ chức chính trị-xã hội trong công tác vận động, tuyên truyền; đồng thời cần biểu dương, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có nhiều thành tích trong phong trào, tạo đà và thế để xã Cam An hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn xã NTM vào năm 2015.

Tác giả bài viết: Hoàng Minh Trí - Chi cục PTNT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập73
  • Hôm nay10,354
  • Tháng hiện tại80,519
  • Tổng lượt truy cập8,174,055
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây