Đakrông tập trung giảm nghèo nhanh và bền vững.

Thứ tư - 12/03/2014 10:15
Dẫn chúng tôi đi thăm cánh đồng lúa đang lên xanh tốt, ông Hồ Xuân Hoàng, Chủ tịch UBND xã Hải Phúc, huyện Đakrông phấn khởi nói: Xã Hải Phúc có 138 hộ gia đình, trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số.
đồng bào chăm sóc lúa nước
đồng bào chăm sóc lúa nước
        Từ khi có chương trình 134, 135 và hiện nay là chương trình 30a hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn ngày càng hoàn thiện, nhất là có các công trình thủy lợi, phục vụ rất có hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp nên người dân tích cực khai hoang đất bằng làm ruộng nước và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, năng suất ngày càng cao, do đó bây giờ xã đã xóa được đói, đảm bảo an ninh lương thực tại chổ. Bên cạnh đó với sự hỗ trợ vốn, giống, lương thực, tập huấn kỹ thuật, người dân rất phấn khởi trồng rừng, phát triển chăn nuôi, trồng cao su nên đời sống ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn 17%. Điều đáng nói hơn là hệ thống điện, đường, trường học, trạm xá được nâng cấp và xây dựng mới đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, khám chữa bệnh cũng như việc học hành của con em.
        Đakrông là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị và là một trong 62 huyện nghèo nhất của cả nước, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Do nhiều nguyên nhân, kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo chiếm còn cao. Từ năm 2008 được thụ hưởng chương trình 30a của Chính phủ để giảm nghèo nhanh và bền vững, cùng với việc tuyên truyền, làm cho mọi người dân thấy rõ sự ái, quan tâm của Chính phủ đối với 1 huyện nghèo, đối với đồng bào dân tộc thiểu số, huyện đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tích cực triển khai các hoạt động gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, xem đây là 1 nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Bám sát nội dung của Nghị quyết 30a, căn cứ vào đặc điểm tình hình của địa phương, trước hết huyện ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 153 tỷ đồng, huyện đã chọn lựa xây dựng những công trình mang tính cấp thiết như cơ sở dạy nghề tổng hợp, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp, cải tạo, nâng cấp Bệnh viện đa khoa huyện, Nhà văn hóa thiếu nhi của huyện. Đối với cấp xã đầu tư xây dựng 5 trường học, 3 Trạm y tế, 4 công trình thủy lợi, 2 công trình cấp nước sinh hoạt, 3 công trình điện, 12 công trình đường liên thôn, liên bản. Đồng thời với nguồn vốn gần 38 tỷ đồng, huyện đã quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với xây dựng nông thôn, hỗ trợ sản xuất tạo việc làm, tăng thu nhập, đã cấp phát cho người dân giống lúa, lạc, ngô, chuối lùn, giống cỏ, giống lợn, trâu bò, dê, hỗ trợ thức ăn gia súc, phân bón, hỗ trợ tiền làm chuồng trại chăn nuôi, khai hoang, phục hóa gần 30 ha đất, hỗ trợ gạo cho hộ nghèo vùng biên giới,rợ gạo để trồng, chăm sóc bảo vệ rừng. Mặt khác, tổ chức xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất mang lại giá trị kinh tế cao và hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thông tin thị trường và khôi phục các nghề truyền thống. Ngoài ra còn triển khai tập huấn kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người dân, hỗ trợ về chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình. Đặc biệt 1 trong những vấn đề được huyện quan tâm đó là mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức người dân tộc thiểu số, đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm và thú y thôn bản. Cũng trong 5 năm qua huyện Đakrông đã thực hiện các chính sách liên quan đến giao đất, trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng với nguồn kinh phí 11,6 tỷ đồng. Cùng với nguồn vốn 30a, huyện còn nhận được sự hỗ trợ của các Doanh nghiệp, trong đó Tổng Công ty Viễn thông Quân đội là đơn vị nhận đỡ đầu đã hỗ trợ xây dựng 1141 nhà ở, mỗi nhà 5 triệu đồng, xây dựng Trạm y tế, nhà bán trú, lập Quỹ khuyến học 1 tỷ đồng, lắp đặt trạm BTS, trang bị điện thoại cho tất cả các xã, thôn bản, lắp đặt Internet cho các trường học, hỗ trợ máy vi tính, ty vi và đầu thu, lắp đặt hệ thống cáp quang và mạng LAN, nâng cấp trạm viễn thông, hỗ trợ 1 xe cứu thương, hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi, phân bón, tập huấn kỹ thuật. Ông Hồ Văn Ngơn, Chủ tịch UBND xã Tà Rụt, huyện Đakrông nói với chúng tôi rằng: So với các chương trình, dự án khác, chương trình 30a của Chính phủ có nguồn vốn lớn hơn và đầu tư 1 cách toàn diện, không chỉ về cơ sở hạ tầng mà có nhiều chính sách liên quan đến việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, đặc biệt đầu tư trực tiếp đến các hộ nghèo. Chính vì vậy bộ mặt các bản làng đã thay đổi hẳn, người dân có điều kiện, có cơ hội vươn lên thoát nghèo. Riêng chúng tôi là những người lãnh đạo ở cơ sở cũng được tham gia nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng, có thêm kiến thức, kỹ năng, nâng cao năng lực điều hành, quản lý. Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Nam, Chủ tịch UBND huyện Đakrông nhấn mạnh: Qua 5 năm triển khai, chúng tôi nhận thấy các nội dung đầu tư của chương trình 30a có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, trực tiếp, tạo sự ổn định và góp phần rất lớn vào việc cải thiện đời sống và sản xuất cho đồng bào các dân tộc. Người dân có các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhà ở, đất sản xuất, có nước sinh hoạt, ổn định và yên tâm định canh định cư, giảm bớt di cư tự do và phát rừng làm rẫy, xây dựng làng bản văn hóa. Điều đáng nói hơn là các đối tượng thụ hưởng chương trình đã có ý thức và nêu cao trách nhiệm trong thực hiện chính sách, có tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau để đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Cũng từ việc tổ chức thực hiện chương trình, vấn đề dân chủ ở cơ sở được phát huy, đảm bảo dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra vì vậy hạn chế thấp nhất tiêu cực, thất thoát và lãng phí trong quá trình thực hiện, khối đại đoàn kết dân tộc được tăng cường, củng cố, đặc biệt đồng bào các dân tộc ngày càng thêm tin yêu vào các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Chính nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nên tỷ lệ hộ nghèo khi triển khai chương trình năm 2008 trên 50% nay giảm chỉ còn 30,6%. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện huyện gặp không ít khó khăn đó là khi xây dựng cơ sở hạ tầng hầu như là xây dựng mới hoàn toàn, suất đầu tư lớn nhưng nguồn vốn ngân sách phân bổ quá thấp so với nhu cầu. Mặt khác, một số định mức hỗ trợ cho các hộ được hưởng lợi còn thấp. Chính vì vậy hiện nay huyện đang đề nghị Trung ương xem xét cân đối, nâng mức hỗ trợ kinh phí hàng năm cho đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp, nghiên cứu cho hộ cận nghèo cũng được hưởng các chính sách trong hỗ trợ phát triển sản xuất như hộ nghèo.
         Có thể khẳng định rằng, thành tựu xóa đói giảm nghèo ở huyện Đakrông trong những năm qua là rất quan trọng, không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân mà còn khẳng định ý chí không ngừng vươn lên của một huyện miền núi thuộc diện đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên kết quả giảm nghèo ở đây vẫn chưa vững chắc, nguy cơ tái nghèo vẫn có thể xảy ra và sự chênh lệch giàu nghèo giữa các hộ gia đình, giữa các vùng vẫn còn những khoảng cách lớn, đặc biệt là ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới khó khăn. Do đó mục tiêu đề ra đến năm 2015 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống ngang mức trung bình của tỉnh khoảng 13% rất khó đạt được. Để giảm nghèo nhanh và bền vững, trong thời gian tới, theo chúng tôi, cùng với việc hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, huyện cần tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi người dân, khắc phục tư tưởng trông chờ ỷ lại, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tổ chức tốt việc đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động.  
 

Tác giả bài viết: Bá Thuần- Đài PTTH Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập112
  • Hôm nay21,726
  • Tháng hiện tại95,705
  • Tổng lượt truy cập8,189,241
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây